Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

Tin buồn

Mẹ bạn Đỗ Đình Nghĩa lớp ô tô K13 là:
cụ bà Trần Thị Soạn mất lúc 8h40 sáng nay 11/10/2008 TP. Hồ Chí Minh.
Quàn tại nhà tang lễ thành phố, 25 Lê Quý Đôn, TP Hồ Chí Minh
Lễ viếng được tổ chức từ 9h ngày 12/10/2008
Động quan: 6h ngày 14/10/2008
An táng tại Nghĩa trang thành phố.

Kính báo

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Bia Hà nội

Bia bình dân, bia cao cấp
Tôi và mấy ông bạn bia thường rủ nhau đến một phố nhỏ trong khu phố cổ, cũng ngay gần nhà để uống bia. Hầu như vào các buổi chiều, chúng tôi đều có mặt ở đó. Đó là một quán bia vỉa hè, chiều chiều những chiếc bàn được bày la liệt ra vỉa hè. Quán này đúng nghĩa bình dân, loại bia được bán là bia Việt - Pháp, giá 3.500đ/cốc. Nhiều quán bia vỉa hè khác thì bán bia Việt Hà, giá 4.500đ/cốc, hoặc bia Hà Nội 6.000đ/cốc, chất lượng cũng bình dân và cả đồ nhắm cũng rất bình dân, gồm lạc rang, nem chua, mực nướng, bánh đa...Ở nơi đây có đủ loại người, từ những ông xe ôm, anh xe thồ, người buôn bán ở chợ và cả những viên chức tụ tập nhâm nhi sau giờ làm việc. Càng không thể thiếu đám thanh niên choai choai cụng ly ồn ào. Ngồi đây, ai cũng bình đẳng như ai, cùng vui vẻ thưởng thức cốc bia mát lạnh. Sự xô bồ, náo nhiệt, ngồi vỉa hè uống bia ngắm phố cũng chính là một nét riêng thu hút thực khách. Thực tế đó cũng cho thấy, việc quản lý kinh doanh trên vỉa hè Hà Nội đã bị thả nổi.Chuyện bia hơi vỉa hè là vậy, nhưng cũng phải kể tới các loại bia cao cấp. Để uống các loại bia cao cấp, bạn chỉ có thể tới nhà hàng. Ở đây, thường bán bia chai hay bia lon như Heineken, Carlsberg, Sài Gòn, Hà Nội... Nhiều người Hà thành vào quán thích uống bia tươi.Giá bia tươi bình dân như Halida Draught Master khoảng 9.000 - 10.000đ/cốc, cao hơn có bia Đỏ 13.000đ/cốc, bia Tiệp 35.000đ/cốc. Ngoài ra các loại bia vàng, bia đen đều có giá không hề rẻ - từ 15.000đ - 60.000đ/cốc. Các nhà hàng cao cấp loại này mấy năm gần đây đều mọc lên như nấm và lúc nào cũng đông nghịt khách. Từ thiết kế nhà hàng đến phong cách phục vụ và đồ ăn đều thể hiện đẳng cấp của nhà hàng.
Ai quản chất lượng bia?
Người uống bia sợ nhất là chất lượng. Bia rẻ tiền là loại bia không tên, thường gọi là bia cỏ, giá chỉ khoảng 1.500đ đến 2.000đ/cốc, do các cơ sở tư nhân sản xuất chui. Những loại bia này được bán trong các ngõ ngách của các khu lao động, khu ngoại ô Hà Nội. Rất nhiều người uống loại bia này đã phải chịu cảnh đau đầu, bí tiểu... Chúng được sản xuất ở hàng trăm lò nấu bia thủ công - rải rác ở rất nhiều nơi và rất khó để có thể kiểm soát chất lượng hay an toàn vệ sinh thực phẩm.Bia có tên cũng có nỗi sợ riêng. Tại các quán bia hơi vỉa hè, vào những thời điểm đông khách, do không đủ cốc, các quán bia thường tráng qua nước rồi sau đó lại dùng rót bia tiếp, nên thức ăn cũng như mỡ bám trên thành cốc không được rửa sạch cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bia lại thường bị pha với bia cỏ, bia cũ, nên chất lượng ít khi đảm bảo như bia nguyên chất của các nhà máy.Còn các loại bia tươi, có một thực trạng là tại các xưởng bia tư nhân, vì lợi nhuận, họ chỉ ủ bia ít ngày mà không theo quy trình tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhiều xưởng bia tư nhân dùng nước giếng khoan, còn men bia thì bị bớt xén đến mức tối đa để tiết kiệm, nên bia thường có vị đắng do chưa xử lý hết nhiều tạp chất độc hại.Không những thế, do ủ chưa "chín" nên hàm lượng cồn cao, các loại bia này cũng dễ gây đau đầu. Thậm chí, có rất nhiều xưởng bia không hề tráng rửa các thùng bia cũ mà cứ tiếp tục bơm bia vào rồi bán, thậm chí bia cũ trộn với bia mới, rồi thêm CO2 vào để bán.Dân sành uống bia chọn lựa cho mình những quán, những nhà hàng uy tín. Nhưng dân ghiền bia, dân ít tiền mà việc uống bia đã thành thói quen, thì những vấn đề như trên đối với họ chỉ là gió thoảng qua. Điều quan trọng nhất đối với họ vẫn là thưởng thức hương vị mát lạnh của bia và cùng tán dóc với bạn bè.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

Chuyện rất ngắn: HỘP BÁNH TRUNG THU

Năm nay Bà ngoài tám mươi. Bà sống với vợ chồng thằng Hai ở Sài Gòn. Cô Út lấy chồng làm ăn ở tỉnh xa, hè mang con vô thăm Bà, mai sớm đưa thằng nhỏ về nhập học. Sáng đi ngang chợ Cũ "Sao Sài gòn có bánh Trung thu sớm vậy cà? Mới rằm Tháng Bảy". Út ghé mua hộp bánh biếu Bà.

Bữa cơm trưa.
Út nói: "Bà ăn bánh lấy thảo. Năm nay ăn sớm cho bõ thèm". Bà ừ: "Bây xắt bánh cho con gái thằng Hai ăn trước kẻo mấy bữa qua bển học không kịp ăn". Chị dâu nói: "Thôi đừng khui, để nguyên hộp lỡ bà có muốn cho ai".
...Ừa, cũng phải. Bà có mấy đứa cháu con ông cậu ở quê. Nhắm chừng tụi nó sắp lên là bà hay chừa quà bánh cho tụi nhỏ. Bà thương ông cậu từ thuở cha mẹ mất sớm, hai chị em nuôi nhau. Ông cậu cũng mất sớm do một thời tù Côn Đảo. Tụi nó tới giờ...

Bữa cơm chiều.
Bà ăn có lưng chén, chuyện ít hơn mọi bữa, hộp bánh còn nguyên trên bàn. Anh Hai về hay chuyện ngồi lặng thinh.

Buổi tối.
Chị dâu nói gì với con gái, hồi nó lại gần bà vòng tay: "Con xin nội cho con ăn bánh nha". Bà cười móm: "Ừa, xắt bánh mau đi con. Mơi em nó dzìa rồi!". Chị dâu pha bình trà cho cả nhà, Bà vui lắm.

Lúc đi ngủ Bà nói: "Mọi năm qua rằm con Út mới dám mua bánh Trung thu!".

Đỗ Nghĩa

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2008

Hà nội nay và xưa


Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

HAND in HAND

Một người bạn giới thiệu một videoclip ballet trên trang you tube, vở ballet được biểu diễn bởi hai diễn viên khuyết tật Ma Li và Zhai Xiaowei (TQ). Thấy nghị lực và khát vọng vươn lên của những người khuyết tật thật đáng khâm phục, xúc động đến nao lòng. Post lên để AE cùng theo dõi.


Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Tiếp - "CAM DAI BAY"

Chỉ đọc cho qua nội dung của các bảng “cấm đái” đã đủ hiểu sự phong phú của tiếng Việt mình đến mức nào. Các bảng “cấm đái” có nhiều lời lẽ dài ngắn với cường độ khác nhau: từ lịch sự năn nỉ sự thông cảm như “Xin dừng đái nơi dây;” cho đến các lời cấm khô khan “Cấm Đái.” “Cấm không được đái;” cho đến lời đe dọa nặng nề có kèm theo cả các biện pháp chế tài (tưởng tượng) như “Cấm tuyệt đối không được đái. Vi phạm sẽ bi phạt nặng.” Dưới hàng chữ hăm dọa “phạt nặng” này lại ghi rõ tên các cơ sở có đầy đủ thẩm quyển như “Công an Phường…” Lời hăm dọa chế tài đôi khi còn được cho thêm “ấn tượng” với hình vẽ một con dao mà phần cạnh bén được sơn màu đỏ, có các giọt sơn đỏ (xem như) còn ướt nhỏ xuống giống như dao vừa mới được “làm việc” xong!
Thực tế rất phũ phàng các bác ạ. Tất cả các bảng “cấm đái” đều hòan tòan vô dụng bởi vì không hề thấy có bóng dáng công an cảnh sát nào ở gần đó để các làm các bác muốn đái bậy phải sợ. Công an còn đang bận “làm việc” gì đó mà họ xem là quan trọng hơn chuyện đái bậy. Phải lấy làm lạ là ở nước ta Người ta có thừa thời giờ “bịt mồm” dân mà lại không có thời giờ “bịt chim” của dân cho bỏ cái tật đái bậy!? Đây là chưa kể chính ngay Người ta cũng thường ra đái ở đây mới chết chứ!!! Óai oăm ở chỗ là các lọai bảng “cấm” này hình như có ảnh hưởng ngược lại (“reverse effect!”). Nó gần như có sức lôi cuốn và nhắc nhở mọi người rằng ở đây “đái đươc không cấm” (các bác thử đọc ngược từng chữ một của câu “cấm không được đái” từ phải qua trái xem sao?!) Quang cảnh “đái đường” mới thật là một bản bi hài kịch dài vô tận không bao giờ hạ màn. Nhà cháu chứng kiến cảnh một thanh niên ăn mặc khá bảnh bao, áo bỏ trong quần hẳn hoi, cầm tay đào đi dung dăng dung dẻ trên hè phố rất mùi. Bổng nhiên anh ta quay qua nói với cô bồ câu gì đó (nhà cháu đóan non đoán già là “Anh mắc… quá! Chờ chút xíu để anh…”). Thế là anh ta để cô đào đứng tuỗn ra ở bên lề đường; anh ta quay buớc vào bức tường gần đó rồi xả bình tự nhiên như con “kiki” của nhà cháu lúc nó buồn tình đi vòng vòng “marking territory” chơi chung quanh xóm vậy. Sau khi đóng nút quần xong xuôi, anh chàng ta đi trở ra cầm tay đào (yuck!) và dung dăng dung dẻ tiếp như không có chuyện gì xẩy ra! Hãi thật! Sao có thể như vậy được! Phải có người nào ở chung quanh đó nói lên một tiếng chứ! Hay ít nhất cô đào thơ mộng của anh ta dù không tiện nói cái gì nhưng cũng nên tạm thời không cho cầm tay chứ! Trong một dịp khác, nhà cháu thấy có một ông vào tuổi sồn sồn có vẻ bệ vệ của một đại gia (?) mặc “vét tông” lái xe ô tô rất “xịn,” đột ngột dừng xe lại bên lề đường, một tay vạch quần đái vào tường tỉnh bơ con sáo sậu; trong khi tay kia vẫn đang cầm điện thọai di động và miệng thì vẫn đang bi bô ra chỉ thị (qua điện thọai) cứ như đang “làm việc” ở văn phòng riêng!!! Việt Nam ta vào thời kỳ “đổi mới” có khác! Cũng còn may là các thành phố ở Việt Nam không có mùi phân chó; bởi vì chó không đủ cung cấp cho các tiệm nhậu. Dân nhậu nhìn thấy chó còn sống đi ngang qua mặt là đã thấy chẩy nước miếng rồi. Lấy đâu ra chó sút chuồng đi rong đái bậy, “marking territories?” Nếu có đi nữa thì đây là lọai chó chán sống; chỉ tổ bị hàng xóm lén đập đầu bắt cóc nấu rượu mận “chui” ngay tức thì! Thật tình, vào thời buổi “đổi mới,” “kinh tế thị trường,” “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ thấy đến chó cũng phải hồi hộp khó sống, nói chi đến thường dân !Dân số nước ta càng lúc càng tăng nhanh, vấn đề đái bậy mỗi ngày sẽ càng trầm trọng hơn. Xin các bác các thím có thẩm quyền, có quyền cao chức rộng hãy ra lệnh cho tạm giảm bớt các chương trình hoa mỹ tuyển lựa “ca sĩ,” “hoa hậu…,” “kỷ niệm chiến thắng…” giảm xây cất các tượng đài kỷ niệm vô tích sự hao tổn công qũy và bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề thực tế sát với đời sống hàng ngày của dân, xả rác, cống rãnh, giao thông “ùn tắc…” Nếu không bắt đầu từ bây giờ thì đợi đến lúc nào?Tóm lại, “nhà xí công cộng” thực sự là cái thuớc để đo sự trưởng thành của một dân tộc. Dân chúng không cần các tượng đài hùng vĩ mà cần các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ chẳng riêng cho người bình thường mà cả trẻ em, người già và ngưới tàn tật cũng có thể xử dụng được. Ở đó nhân viên của nhà vệ sinh được dùng không phải là để ngồi trước của thâu tiền; mà lo dọn dẹp cho sạch sẽ bên trong. Hay là nhà cháu mạo muội đề nghị là nhà nước ta nên xúc tiến ngay một chương trình xây cất hàng lọat các nhà xí công cộng miển phí trong nước đồng thời người dân nào đến sử dụng (thay vì phải đi đái đường) còn được phát một món quà nhỏ tượng trưng - chẳng hạn như được tặng miễn phí một ổ bánh mì thịt sau mỗi lần thăm viếng! Nếu đất nước đạt được cái “chỉ tiêu” đó thì thiên đường chắc cũng chỉ đến thế mà thôi!

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

"Cam dai bay"

Có nhiều chuyện xẩy ra trong đời sống một cách tự nhiên; chẳng hạn như đi ngủ và đi… tiểu. Các chuyện được xem là tự nhiên sẽ không còn gì là tự nhiên nữa nếu chúng ta bắt buộc phải quan tâm đến nó. Hơn thế, vấn đề bài tiết của cơ thể thật tình không có gì hấp hẫn, thú vị để đề cập đến; nhưng để “tự nhiên” cho đến mức độ mà cả xóm, thành phố, cả nước hôi mùi… nước đái thì vấn đề “nặng mùi” này phải là một phần trách nhiệm của từng công dân, của người lãnh đạo, của người vẽ, hoạch định chính sách của nhà nước - một vấn đề to tát của quốc gia chứ không phải chỉ riêng gì chuyện bầu cử quốc hội, tổng thống, chủ tịch nhà nước… chuyện chống lạm phát kinh tế… chuyện chống tham nhũng…!!
Từ thuở hoang sơ, dân số còn ít và con người còn sống raỉ rác thì “tiểu đồng” không bao giờ là vấn đề. Thực ra, vào thời xưa, vì phương tiện để gỉai trí còn rất thiếu thốn, thì tiểu đồng là một cái thú thật thuận tiện và không tốn kém của nhân lọai. Còn gì thích thú cho bằng vừa đứng xả bầu tâm sự giữa ánh nắng ban ngày vừa nghe chim hót và tiếng gió thổi rì rào chung quanh. Có lẽ thời nay chỉ có “ngồi cầu cá dồ” là có thể tạm so sánh được thôi! Nhưng mà hôm nay, thế kỷ 21, con người sống chen chúc nhau trong các thành phố đông người, thiên nhiên không thể nào bao dung rông lượng với con người như lúc xưa. Vấn đề đái đường, tường, gốc cây, góc phố, góc kẹt… phải cần xét lại. Ngòai lý do dơ bẩn, nguồn gốc của nhiều bệnh tật… nó vừa, một mặt, tè lên danh dự của dân tộc khi du khách ngọai quốc nhìn thấy… nó cũng vừa là dấu hiệu gián tiếp bảo họ (du khách) “đừng nên trở lại đây nữa!” Buồn chưa!
Trước hết nói về người đái bậy. Đã có người tranh luận là “À! Nếu mót quá mà không có nhà vệ sinh công cộng nào ở gần thì làm sao bây giờ?” Nhưng phải thành thực công nhận là trong số người hay đái bậy, đại đa số là đàn ông! Tại sao vậy? Có phải là các bà nín giỏi hơn các ông? Các “chuyên gia” về đái đường không đồng ý như vậy. Họ nói là các bà không “cẩu thả,” “lười biếng” và “vô trách nhiệm” như các ông (?) Các bà không hay uống rượu (bia), cà phê, trà… đại lọai những thứ làm cho bàng quang đầy tràn bình mau hơn. Ngòai ra, vì lẽ việc thải nước thừa trong người ra ngòai, các bà thường phải cần có nhiều thời giờ hơn, phải cần chỗ kín đáo hơn. Họ không thể đứng tô hô giữa thiên thanh bạch nhật rồi “hit and run” như đàn ông cho nên họ phải cẩn thận hơn. Các bà chỉ đi chợ, shopping… những nơi mà họ biết có nhà vệ sinh công cộng có thể dùng được… trong khi các ông lại ít quan tâm đến các yếu tố lặt vặt mà rất cần thiết này. Vậy đề nghị các bác trai nên bỏ bớt chút ít thời giờ nhậu nhoẹt để học cái “bí quyết thần kỳ” này của các bác gái nhé!
Bây giờ nói rộng hơn về vai trò “dân trí” và “văn minh” của dân tộc (dĩ nhiên là trong vấn đề đái bậy!) Có rất nhiều người, trong đó có cả nguyên thủ của các quốc gia như Singapo, Đài Loan, Đại Hàn… đã từng tuyên bố nhiều lần đại khái là:“Nếu muốn xét trình độ văn minh của một dân tộc xem nó đến mức độ nào thì chỉ việc nhìn vào nhà vệ sinh công cộng của họ là đủ!”(The public toilet is to reflect the civilization index of each country. It also reveals the country’s civilization level and quality of life). Ngạn ngữ Nhật bản có câu:“Nhà vệ sinh (buồng tắm) là một phần của đời sống. Chỉ nhìn vào buồng tắm của một gia đình là biết rõ gia đình đó như thế nào: họ có sống ngăn nắp không? có chăm sóc nhà cửa con cái của họ thích đáng không?”Nếu có lời nói nào đơn giản và dễ hiểu hơn về vấn đề văn minh của dân tộc thì xin các bác làm ơn mách dùm cho cháu biết với? Người Nhật quan niệm đúng theo cái nghĩa “tề gia trị quốc” của dân Á châu chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh. Đúng vậy! Nhà ở mà giống như đống rác thì đái đường có gì mà phải ngạc nhiên?
Vì vấn đề cắt giảm ngân sách, giảm chi phí cho tiện nghi công cộng, nhiều thành phố hoa lệ nổi tiếng trước kia như Paris, New York…, nay rất nhiều du khách đã phải lớn tiếng than vãn về “mùi nước tiểu” (New York’s subway systems và các đường hẻm - alleys…) và “phân chó.” (Paris ngòai vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng còn bị 200 ngàn con chó tự do sản xuất 160 tấn phân mỗi ngày trên đường đi mà thành phố không đủ nhân lực, phương tiện để dọn dẹp!).Dầu có che mắt bịt mũi, cũng phải công nhận rằng có sẵn phương tiện và khả năng xây dựng lên các nhà vệ sinh công cộng đã là một chuyện đại sự rồi; phải giữ gìn bảo trì chúng cho sạch sẽ ở mức độ chấp nhận được đòi hỏi ngân sách to lớn và sự ý thức, sự tham gia, sự giáo dục, sự thành tâm hợp tác giữa chính phủ và quần chúng… Kích thước của vấn đề này chỉ nghĩ đến thôi cũng có thể bí đái rồi… nói chi đến chuyện thi hành…
Bây giờ nói về đất nước Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc của mình. Nhà cháu xin nói rõ đây không phải là vấn đề vạch áo cho người xem lưng, hay bôi xấu dân tộc mà là bảo nhỏ với nhau bằng tiếng Việt đàng hòang! Đã có nhiều bác quá khích hấp tấp (nếu chưa nói là vô phép) văng tục một cách vô trật tự là “Việt Nam với 4000 văn hiến đâu chẳng thấy mà chỉ thấy 4000 năm đái đường!” Nhà cháu xin nhờ các bác nóng tính này một tí! Nhìn qua các chương trình đã và đang thực hiện trong thời buổi “đổi mới,” chúng ta thấy các khách sạn 5 sao, dinh thự “hòanh tráng” của các tay nhà giầu mới (mặc dù lương căn bản mỗi tháng của nhiều người chủ của cơ sở này không quá 200 đô la?), tượng đài hùng vĩ (kể cà công trình xây “lăng tẩm” cho người chết ở thế kỷ 21!) mọc lên như nấm… nhưng lại thấy thiếu bóng các xây dựng khiêm nhường, nhỏ bé nhưng cần thiết hơn nhiều. Đó là: “nhà xí công cộng.” Cứ tưởng tượng quang cảnh tương tự như là trong việc thi hành đường lối “đổi mới,” Việt Nam đã xây dựng rất nhiều ngôi nhà (không vệ sinh!?) to lớn nhưng không hiểu đầu óc của giới lãnh đạo “định hướng” thế nào mà quên không cho vào “bàn cầu” một cái lỗ!!! Thật là chuyện “ tùm lum!” Việt Nam đã có cách mạng (nghĩa là thay đổi tất cả những cái cũ) vô sản vinh quang “thành công” rồi; nay lại muốn thay đổi tòan diện (“đổi mới”) thì chỉ có cách “đổi thành cũ” mới đúng chứ! Chữ với nghĩa! “Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay!” “Nói đi cũng phải, nói lại cũng dễ nghe!”
Tại các thành phố lớn, số bảng “Cấm Đái,” nếu các bác rảnh hơi chịu khó đếm ra cho có con số chính xác, còn thấy nhiều hơn cả các bảng, biểu ngữ ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Bác và Đảng. Các bảng lọai này nhiều đến mức độ làm cho du khách ngọai quốc phải hiểu lầm như trong trường hợp có thật đã xẩy ra cười ra nước mắt như sau: Một du khách tây phương hỏi anh hướng dẫn viên du lịch (tour guide) ở Việt Nam: - “Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Ở Việt Nam có hai vịnh (“bay”) rất nổi tiếng mà tôi đã đi thăm. Đó là: "Ha Long Bay" và "Cam Ranh Bay." Nhưng còn một vịnh tôi thấy quảng cáo rất nhiều, ở trên tường, cây đại thụ bên đường, trong hẻm. Mà nó nằm ở đâu vậy? Anh có thể dẫn chúng tôi đi thăm được không?” Anh hướng dẫn viên vội hỏi: - “Xin ông cho biết tên của cái vịnh đó là gì?” Ông khách chỉ lên bức tường bên đường rồi bập bẹ đánh vần : - “CAM DAI BAY!”
(Còn tiếp)

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2008

Sự mầu nhiệm của thở

Có thể xem con người gồm hai phần chính là thân và tâm. Con người hạnh phúc khi thân và tâm đều yên ổn. Người ta không thể yên ổn nếu thân và tâm không về với nhau: thân sống trong hiện tại mà tâm nghĩ về quá khứ thì dễ sinh nuối tiếc, buồn khổ; thân sống trong hiện tại còn tâm nghĩ về tương lai thì thường kéo theo sợ hãi, lo âu. Nếu tâm và thân về với nhau thì con người sẽ yên ổn: yên tâm và yên thân. Một trong những cây cầu đưa tâm về với thân là hơi thở.

Khi khó ngủ, ta thường nghĩ ngợi mông lung về quá khứ, tương lai, làm đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn tập bài thiền sau: 1-Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra (làm ba lần). 2-Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối (làm ba lần). 3-Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thư toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng (làm ba lần). Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư.

Nếu tập đúng cách, chỉ trong giây lát, tâm bạn đang phiêu du đâu đó lập tức trở về với thân, và hơi thở đã cắt đứt suy nghĩ của bạn với quá khứ, tương lai. Tập như vậy khoảng 5-10 phút, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Giờ giải lao ở nơi làm việc, lúc ngồi chờ tàu xe, bạn có thể nhắm mắt, tập thở như trên vài phút để thư giãn.

Trong cuộc sống, nhiều người không biết xử lý cảm xúc mãnh liệt của mình khi khổ đau vì thất vọng, sợ hãi hay giận hờn... Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen và tập "thở vào/ tôi thấy tôi là trái núi; thở ra/tôi cảm thấy vững vàng", thì họ có thể vượt thoát khỏi thời khắc hiểm nguy đó...

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy". Trong cuốn An lạc từng bước chân, ông dạy cách thiền khi uống trà, khi ôm, khi lái xe, khi ăn, khi nghe điện thoại; ông cũng dạy cách dùng hơi thở để điều phục cơn giận, thực tập nhìn sâu... và ông kết luận thiền là yếu tố không thể thiếu trong các gia đình văn minh.



Moon River

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2008

Chuyện con gà

Bản 1 – (mầu sắc miền Bắc).
“Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái vàng. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất ! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy… ấy… ấy !Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy… ây… ấy !Mày mà ăn thì con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, và ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày.Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau. Chết mau, chết sớm ! Chết trẻ, đẻ ngang nhá.Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy.Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a… Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày
Bản 2 – (màu sắc Miền Trung, xứ Huế):
Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này:Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chửi. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?
”Bản 2 “bis”
- Và đây thêm một vài câu cũng với bản sắc của đất Huế để quí vị rộng đường “tham khảo”:“Cha cố tổ mười đời cha bay. Bây ăng chi mà ăng ác rứa? Bây tham chi mà tham vô hậu rứa? Cứ sáng sáng mấc cái thóng, đứng bóng mấc cái niêu, chiều chiều mấc lẻ củi, túi túi mấc con gà. Diều dọi chi cho cam, một bầy ba cong gà xám, tám cong gà vàng, rứa mà hắng ăng mất môột cong, chừ đếm đi đến lại, coòng mười môột con. Bay ăng chi mà ăng vô hậu rứa ? ….
”Bản 2 “bis, bis”
“Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là đàn ông ba đời đi ở đợ… Tụi bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi… Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh, bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết, để một mình bay ăn.
”Phần chửi thêm (Extra / Bonus)(Cách chửi này văn minh hơn một chút, có thêm phần “tân tóan học!!!” Đọc cho vui !!! hihi…)
1- “Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà, gà ở nhà bà con công con phượng, gà về nhà mày thành con cáo con diều hâu. Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ‘ngoặc’ bà ‘khai căn’ cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Sau khi bà ‘khai căn’ cả họ nhà mày xong rồi, bà ‘tích phân n bậc,’ bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà ‘đạo hàm n lần.’
”2- “Ái chà chà ! Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò ‘cộng trừ âm dương’ trên giường với nhau à. Bà là trị cho ‘tuyệt đối’ hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là ‘vô nghiệm,’ cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong ‘âm vô cùng,’ sẽ gặp tai ương đến ‘dương vô tận,’ cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến “maximum” của sự ‘vô hạn’ tối tăm.
3- “Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò ‘tiệm cận’ hàng rào nhà bà là bà không biết đấy à ? Bà là bà ‘giả thiết’ mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà, mày về mày vỗ béo để nhồi ‘đường cong’ cho con vợ mày, à... à… mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi ‘đường cong’ của con vợ mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ ‘vuông góc’ một mạch thẳng xuống ‘góc tủ.’
“Phần phụ diễn:Bây giờ, để cho câu chuyện chửi có vẻ “bình quyền, bình đẳng,” thử đổi lời chủi của “Bà Mất Gà” thành lời chửi của “Ông Mất Ngỗng” để nghe xem cái giọng chửi nó khác nhau ra làm sao nhé (???):“Tiên sư đứa nào bắt mất con Ngỗng vàng nhà ông, Ngỗng ở nhà ông là con công con phượng, Ngỗng về nhà mày thành con cáo con diều hâu. Bố mày là A, mẹ mày là B, ông cho vào ngoặc ông ‘khai căn’ cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Ông ‘khai căn’ cả họ nhà mày xong rồi, ông ‘tích phân n bậc,’ ông bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà ‘đạo hàm n lần.’ Ái chà chà, mày tưởng nuốt được con Ngỗng nhà ông là mày có thể yên ổn mà chơi trò ‘cộng trừ âm dương’ trên giường với nhau à. Ông là trị cho tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là ‘vô nghiệm,’ cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Ông sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong ‘âm vô cùng,’ sẽ gặp tai ương đến ‘dương vô tận,’ cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến ‘maximum’ của sự ‘vô hạn’ tối tăm Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò ‘tiệm cận’ hàng rào nhà ông là ông không biết đấy à ? Ông là ông ‘giả thiết’ mày ăn cắp hơn hai chục con Ngỗng vàng nhà ông, mày về mày vỗ béo để nhồi ‘đường cong’ cho con vợ mày, à... à… mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi ‘đường cong’ con vợ mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ ‘vuông góc’ một mạch thẳng xuống ‘góc tủ.’
”Hình như là cái “âm điệu” chửi của mấy ông không “hay” bằng của mấy bà (?)

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2008



Một gốc cây lạ, lá giống như cây bông giấy.

Thư giãn cuối tuần.

Cây giống cây Sanh, Si bên mình, không biết người ta ghép kiểu gì và bao lâu mới được như vậy.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2008

Văn hoá Chửi

Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi sao chưa có nhà văn hoá nào nghiên cứu về cái sự “Chửi” nhỉ ?. Hôm nay ngồi buồn tôi mở máy vi tính, thử mở “Từ điển Lạc việt năm 2002”, tra hú hoạ chữ Chửi xem sao. Đây là cuốn từ điển Việt Anh, mà lại dùng cho máy vi tính, tôi nghĩ, có lẽ chẳng có chữ ấy đâu, may lắm thì có một chữ Chửi đơn giản là cùng.

Tôi nhầm! Các từ về Chửi xếp đầy một trang màn hình !
Này là Chửi mắng, Chửi bới, Chửi đổng, Chửi nhau, Chửi rủa, Chửi thầm, Chửi thề, Chửi tục! Lại còn Chửi bâng quơ, Chửi vu vơ, chửi thậm tệ! Chưa hết, có cả Chửi bóng Chửi gió, Chửi chó mắng mèo, Chửi như tát nước, Chửi như vặt thịt, Chửi vuốt mặt không kịp nữa! Ngần ấy chữ Chửi đều có những động từ hay cụm từ tiếng Anh tương ứng. Hoá ra người Anh người Mỹ họ cũng chua ngoa, cũng điên tiết gớm chứ đâu có vừa (nhưng các “đế quốc to” ấy nhất định thua xa mình về cái khoa Chửi, kể cả Chửi đáng khen và Chửi đáng chê).
Cuốn từ điển còn thiếu một khái niệm Chửi tối quan trọng : Chửi như mất gà ! Rất may, tìm mãi mới thấy cụm từ Chửi này có trong từ điển Việt Hoa của Khổng Đức.
Nhưng rốt cuộc thì từ điển gì, chữ nghĩa gì cũng thua bà cô tôi hết, một người dân quê không biết một chữ quốc ngữ bẻ làm đôi……Đọc tiếp

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2008

Tiếp - tản mạn SG-HN

Một nhịp của toàn cầu hóa chính là việc tự kiến tạo bản sắc của mỗi người hay từng nhóm người qua sinh hoạt, tiêu dùng, dựa vào những nhãn hiệu, thương hiệu tự chọn, tự chế biến. Tính cách xuyên vùng văn hóa là một trào lưu không tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, tôi tin rằng nhãn hiệu Sài Gòn có vẻ như được dùng để mô tả những gì có phần mới lạ, hiện đại hơn những thứ vịt gà hay cơm cháo kể trên.
Nó nằm trong dòng trở lại những cái tên thời Pháp, thời Mỹ mà người nước ngoài dùng để đặt cho khu vực này. Cứ để ý sẽ thấy những chữ như Indochine, thậm chí Tonkin hay Orient nay được dùng khá nhiều trong mảng liên doanh, đầu tư du lịch.
Nhưng cách dùng hai từ Sài Gòn không chỉ có vậy.
Theo tôi, trong trái tim người Hà Nội và những người mang tâm thức Bắc Hà chân chính, Sài Gòn luôn chiếm một vị trí đầy tình cảm. Cảm giác vừa tự hào vì đó là miền đất cha ông gây dựng được, vừa thương, vừa nể, vừa mặc cảm có lỗi gì đó với Sài Gòn, nhất là vì giai đoạn sau 1975, luôn bâng khuâng trong tâm trí.
Kể từ thời Pháp, rồi sang đến thời đất nước bị chia làm hai, Sài Gòn là nơi người Bắc hướng đến.
Cảnh Sài Gòn nhìn từ một cao ốc gần trung tâm thành phố
Trong làn sóng mở cửa, người Hà Nội, cả gốc Hà thành và những người đến sống một hai thế hệ nhưng hấp thụ văn hóa Thăng Long, đã và đang chứng kiến một cuộc xâm nhập ào ạt, nóng hổi thời Đổi Mới của quan chức và người dân các tỉnh. Lúc đó, họ lại càng thầm thông cảm với tâm trạng của người Sài Gòn sau 1975.
Bây giờ dù mức sống hai thành phố đã không còn khoảng cách xa như thập niên 70, với người Hà Nội thì Sài Gòn xưa và nay, vẫn đậm chất Pháp, chất Mỹ và nét miền Nam ngày trước.
Với cả nước, đây vẫn là cửa ngõ lớn nhất hướng sang Hoa Kỳ vì chỉ người Sài Gòn mới thực sự có liên hệ gia đình đông đảo với khối Việt Kiều ở Bắc Mỹ, còn quan hệ với Phương Tây của Hà Nội vẫn nặng tính quan chức, ngoại giao.
Nhưng cũng phải nói rằng trong tình cảm dành cho Sài Gòn, người Hà Nội cũng có đôi điều ghen tị pha lẫn tự hào riêng về phong cách người ta cho là thuần Bắc.
Ý thức hệ cộng sản - tư bản và cuộc chiến vài chục năm trước giữa hai chính thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc hai thành phố. Chính vì thế, người ta đã phản ứng mạnh trước những lời chê bai Hà Nội một cách thô ráp của một cô bé blogger từ Sài Gòn ra hồi 2007.
Chính trị Việt Nam là chính trị Hà Nội và sẽ còn như thế trong nhiều năm tới. Nhưng theo tôi, sự cạnh tranh, đi cùng giao lưu giữa hai đô thị này sẽ còn tăng, với Sài Gòn trở thành một điểm đối trọng quý báu và cần thiết.
Và như sự trở lại Hà Nội một cách tự nhiên của cái tên Sài Gòn cho thấy, việc xích lại gần nhau không đến từ những mệnh lệnh chính trị, mà từ sinh hoạt của người dân, từ các dòng chảy của văn hóa của ẩm thực sôi động.
Ra phố Vọng buổi tối, thấy tấm biển sáng choang "Tẩm quất Sài Gòn" thì tôi cũng "choáng" luôn. Đấm bóp kiểu Sài Gòn là kiểu gì thế, có đê mê hơn kiểu Thanh Hóa hay Nghệ Tĩnh? Hai chữ Sài Gòn đã đi vào tận da thịt người Hà thành thế này thì chỉ còn cách ngả mũ chào sức sống dân gian!

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2008

Sức nén ngôn từ

Để khen nhau mà nói “hơi bị đẹp đấy” thì đã lạ rồi, nhưng tấm tắc khen nhau “hơi bị đểu đấy” thì các cụ nhà ta sống lại chắc không tài nào hiểu nổi bọn con cháu định nói gì.

Bởi nó “ngược đời” !
Bởi đó là kiểu ngôn từ đã bị lộn ngược !

Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tuỳ theo tạng của mỗi người, ta có thể thích hoặc không thích, nhưng sự tồn tại một cách rất có sức sống của nó khiến tôi giật mình. Hegel chẳng nói : cái tồn tại là cái có lý đó sao ?

Mà có lý thật.

Hãy nói về chữ “Bị”. “Bị” vốn là một từ biểu hiện ý niệm thua kém, tiêu cực, như bị thua, bị xấu, bị lỗ vốn, bị khinh … Nhưng nay lại có “bị đẹp” , “bị ngon” , “bị tuyệt vời” … thì thật trái khoáy !. Lạ nữa là nếu thêm một từ chỉ sự hạn chế như “hơi” (nghĩa là chỉ một chút thôi) thì giá trị muốn khen lại còn tăng lên gấp bội. Hơi bị đẹp là rất đẹp. Hơi bị tuyệt vời là tuyệt vời vô cùng….. Đọc tiếp ở đây

Tản mạn về Hà nội và Sài gòn

Trên chuyến bay ra Bắc, tôi mở tạp chí Heritage của Vietnam Airlines ra đọc và ngạc nhiên thấy địa danh Sài Gòn được dùng rất tự nhiên, như thể đấy mới là tên gọi chính thức của đô thị lớn nhất Việt Nam.
Không kể bài về khu Nam Sài Gòn, các bài khác về chủ đề văn hóa, xã hội đều gọi Sài Gòn một cách bình thường. Thậm chí có bài song ngữ, phần tiếng Việt viết "Sài Gòn" còn bản tiếng Anh lại để là TP Hồ Chí Minh.
Ra đến Hà Nội, ngồi lên taxi thấy ngay trước mặt dòng chữ "Taxi Sao Sài Gòn" và nghe người lái hỏi: "Anh ở Sài Gòn ra?". Đi qua ga Hàng Cỏ thấy dòng chữ chạy trước mắt trên bảng điện tử: "Tuyến tàu Hà Nội - Sài Gòn".
Ta đi Sài Gòn
Gần như chính thức cái tên Sài Gòn cũng trở lại mặt báo, trên truyền thông, trong giao thông công cộng. Chỉ có đi máy bay thì vẫn nghe đều đặn "Hàng khách đi chuyến bay VN...đi TPHCM ra cửa số...".
Phải chăng tàu hỏa thì bình dân hơn nên dễ "Sài Gòn hóa" hơn phi cơ vốn nhiều quan chức bay đi bay lại? Nhưng ra khỏi Việt Nam hay bay về nước thì lại thấy ngay ký hiệu chuyến bay từ lâu nay vẫn là SGN. Lịch sử quả là kỳ lạ.
Thực ra, theo tôi biết, việc dân chúng sống ở phía Nam và nhất là trên địa bàn TPHCM đã có những cách dùng hai chữ Sài Gòn hay gọi tên thành phố này theo kiểu riêng của họ từ lâu nay.
Nhưng tại Hà Nội, việc Sài Gòn trở lại trong ngôn ngữ và báo chí, văn hóa có phần mới và đậm nét đáng chú ý.
Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy việc dùng cách tên ngoại tỉnh hay ngoại quốc ở Hà Nội là một trào lưu có từ mấy năm nay.
Hà Nội nay đang mở rộng ra nhiều vùng phụ cận
Tâm lý "thương nhớ đồng quê" - một chỉ dấu về gốc tích làng xã của nhiều người sống ở thủ đô, được thể hiện trong các biển hiệu: "Gà đồi, lợn Mán, cơm quê", "Vịt Lạng Sơn", "Gà Mạch Hoạch", (có chỗ viết là Mạnh Hoạch), hay các món "cơm niêu", "cháo cá".
Rồi gần thì bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Vân, xa thì quán Huế, phở Nam Định, mì Quảng...cũng Việt Nam ta cả thôi nhưng nghe cũng khoái khẩu ra phết. Xa và lạ hơn chút nữa thì "Lẩu Tứ Xuyên", "Bia Đức, Xúc-xích Tiệp" đủ kiểu.
Ngoài ra, cứ ngồi trên taxi lúc kẹt xe mà nhìn biển phố thì còn thấy đủ kiểu cách ghép thương hiệu, biển hàng pha trộn Âu-Á hoặc chơi nguyên tiếng Anh, tiếng Pháp. Nào Cà phê Honey, Laptop Khoa Nam, Phở Bò nằm cùng Games Online.
Còn tiếp ...

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2008

Giới thiệu sách (chưa biết bao giờ đăng được) đang có tính thời sự cao

Nhà văn Nguyễn Khải trước khi mất đã viết 2 tùy bút chính trị: “Đi tìm cái Tôi đã mất vào năm 2006. Ông viết cho bản thân ông và cho gia đình, viết để đấy chứ biết rằng làm sao đăng được. Đến 2007 ông lại cố gắng viết thêm, vì … một tùy bút nữa là “Nghĩ muộn”.

Tháng 5 vừa qua trên mạng mới xuất hiện “Đi tìm cái Tôi đã mất” – tôi đang đọc và muốn chia sẻ cùng các bạn.

Xin giới thiệu: Đi tìm cái tôi đã mất, 2006

Tuỳ bút chính trị của nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008). Cập nhật : 06/05/2008

Và sau đây là nhận xét của ông Vương Trí Nhàn:

Văn học Văn học Việt Nam

16.6.2008 Vương Trí Nhàn

Một cách nghĩ khác về Nguyễn Khải

Tôi biết rằng nhiều người có cách nghĩ tương tự như Dương Tường khi đọc Đi tìm cái Tôi đã mất - Tùy bút chính trị của Nguyễn Khải (xem bài phỏng vấn trên talawas số ra 11-6-08). Và tôi tin chắc ở dưới suối vàng, tác giả Xung đột cũng muốn người đọc và đồng nghiệp nghĩ về mình như vậy.
Nhưng với tôi, tác phẩm này gợi ra những suy nghĩ khác, xin sơ bộ trình bày như sau…

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2008

Có bao nhiêu cửa ô của Hà nội - tiếp

Từ đời nhà Nguyễn. Sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX cho biết Hà Nội có 21 cửa ô. Song, sách này lại không kể đầy đủ tên 21 cửa ô kia.
Phải đợi đến năm 1831, khi hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng bản đồ Toà thành Hà Nội, mới thấy ghi lại vị trí và tên 16 cửa ô: ô Yên Hoa nay là ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên, ô Yên Tĩnh nay là ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc, ô Thạch Khối nay là đầu dốc Hàng Than, ô Phúc Lâm nay là đầu phố Hàng Đậu, ô Thanh Hà nay là ô Quan Chưởng, ô Trừng Thanh nay ở vào khoảng mé phải nhà tắm công cộng Chợ Gạo cũ, ô Mỹ Lộc nay là ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm, ô Đông An nay là ngã ba Trần Quang Khải - Hàng Thùng, ô Tây Luông nay là Nhà hát Thành phố, ô Nhân Hoà nay là ngã ba Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo, ô Thanh Lãng nay là ô Đống Mác, ô Yên Ninh nay là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt (tức ô Cầu Dền), ô Kim Hoa ở ngã tư quốc lộ 1 - Đại Cồ Việt (tức ô Đồng Lầm), ô Thịnh Quang nay là ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên (tức ô Chợ Dừa), ô Thanh Bảo nay là bến ô tô Kim Mã, ô Thuỵ Chương nay là khoảng vườn hoa Tây Hồ ở đầu đường Hoàng Hoa Thám.
Như vậy, vào khoảng 1831 Hà Nội có 16 cửa ô. Nhưng đến năm 1866 thì mất một cửa ô. Vì xem bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô. Mất cửa ô Nhân Hoà. Và nhiều cửa ô mang tên mới: Yên Hoa thành Yên Phụ, Yên Tĩnh thành Yên Định, Thạch Khối thành Nghĩa Lập, Phúc Lâm thành Tiền Trung, Tây Luông thành Trường Long, Thanh Lãng thành Lãng Yên, Yên Ninh thành Thịnh Yên, Kim Hoa thành Kim Liên, Thịnh Quang thành Thịnh Hào.Khoảng mười lăm năm tiếp theo, cũng vẫn 15 cửa ô, nhưng Yên Định đã đổi ra Yên Ninh, Đông Hà thành Thanh Hà, Trường Long thành Cựu Lâu.
Điều đáng chú ý là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hông có 11 cửa. Đó là vì các cửa ô chính là các cửa của tòa thành đất bao bọc quanh kinh thành Thăng Long. Ra vào kinh thành tất phải qua cửa ô. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành. Song thời đó đường giao thông nối Thăng Long với bốn phương chủ yếu là đường sông, cho nên dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung ở đây. Vì vậy, phải mở nhiều cửa ô để đi lại được dễ dàng. Hai cửa ô Thanh Hà và Trừng Thanh rất gần nhau vì thời xưa cửa sông Tô Lịch nằm giữa hai ô này. Cho nên tuy gần thế mà là xa cách- cách sông cách đò.
Sau hơn 100 năm, 15 cửa ô kia chỉ còn sót lại một cửa, và trong ký ức của nhân dân chỉ lưu lại tên tuổi của sáu cửa ô mà phần lớn được gọi bằng tên nôm: ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng (tức Thanh Hà), ô Đống Mác (tức Lãng Yên), ô Cầu Dền (tức Thịnh Yên), ô Đồng Lầm (tức Kim Liên), ô Chợ Dừa (tức Thịnh Hào). Có một cửa ô nữa đã đi vào ca dao - ô Hàng Đậu, tức Phúc Lâm - nhưng nay không ai nhắc tới nữa./.

Khủng hoảng và giải pháp

"Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam sau một tháng “hạ nhiệt” đã tiếp tục leo thang cùng sự xuống dốc không phanh của thị trường chứng khoán.

Hệ thống ngân hàng thì mong manh có thể gặp vấn đề bất kỳ lúc nào cho dù Ngân hàng nhà nước luôn khẳng định về sự ổn định. Thị trường bất động sản lại đóng băng.

Tất cả những vấn đề đó chưa nóng bằng những cơn sốt hàng hoá có thể diễn ra bất kỳ lúc nào, khiến chính phủ “toát mồ hôi hột” dập tắt cũng như công khai nguyên nhân tại sao có sốt...."

Sao đến nông nỗi này?

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2008

Phiếm: Mùa gió chướng

“…Chúng ta bắt đầu buộc phải sống bình thường như thiên hạ. Và cái bình thường hấp dẫn nhất đồng thời cũng là khó khăn nhất chính là làm quen với tư cách của những người sở hữu, nền tảng của dân chủ và cũng là nguồn lực của kinh tế thị trường…” Chưa bao giờ đầu óc bị phân tâm như thời điểm này. Cuộc sống trở nên bề bộn của những chuyển đổi . Mới hơn một năm gia nhập WTO, vừa mới những ngày ngây ngất với những chỉ tiêu vượt trội, nay lần đầu tiên Quốc hội phải biểu quyết hạ thấp những chỉ tiêu phát triển kinh tế mới thông qua, ngón tay còn lưu cái cảm giác tê tê của lần ấn nút cách đây mới chừng nửa năm….Xem tiếp

Dương Trung Quốc

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2008

Có bao nhiêu cửa ô của Hà nội ?

Ô quan chưởng thời nay

Ôquan chưởng thời bao cấp

Hà Nội vui sao
Những cửa đầu ô
Tíu tít gánh gồng
Đây ô chợ Dừa, kia ô Cầu Dền
Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm...

Các cửa ô Hà Nội đã được nêu trong nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Lời ca bất hủ trên đây trong bài ca Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã làm xao xuyến hàng triệu con tim khi nhắc tới tên các cửa ô của Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Cao khi sáng tác bài ca Tiến về Hà Nội đã viết: "Năm cửa ô tiến về". Nhiều người tự hỏi: "Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?". Hiện nay, người Hà Nội thường quen kể tên những cửa ô: Yên Phụ, Quan Chưởng, Đống Mác, Cầu Dền, Đồng Lầm, Chợ Dừa.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã có nhiều cửa ô, con số các cửa ô thay đổi theo thời gian. Ca dao Hà Nội không có bài nào thống kê các cửa ô như đã thống kê các phố phường xưa:
Hà Nội ba sáu phố phường Hàng Mắm, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh...
Muốn tìm hiểu đích xác các cửa ô, phải tra cứu trong sách vở, thư tịch cũ. Đây là việc khó khăn. Vì rằng, các sách vở, thư tịch còn lại từ thời Lê trở về trước thảng hoặc mới nhắc tới một vài cửa ô.
Tôi muốn các bạn cùng tham gia tìm hiểu điều này...

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2008

Sông Hồng.


Gió mùa Đông Bắc về.

Sông hồng phía bên kia


Sông Hồng mang đặc tính của từng mùa: khi trong, khi đục. Có người bảo sông Hồng mùa nào cũng đục. Nếu nói như ai đó thì quả là người ấy chưa biết sông Hồng, mới biết qua cái tên của nó. Sông Hồng cuối mùa đông và giêng hai về mùa xuân nước cũng trong. Nhưng chất lượng nước trong sông Hồng Hà Nội không giống bất cứ nước trong của một dòng sông nào. Khi đỏ chói như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi mang màu vàng như hoàng hôn, như màu gạch của lũ sông Đà, sông Lô, sông Chảy trộn vào. Về mùa xuân, nước trong pha chút hồng nhẹ như má người con gái phớt nhẹ qua một chút phấn hồng. Ta phải lấy đôi bàn tay chụm vào nhau vục lấy vốc nước mới thấy cái màu đặc biệt không có ở bất kỳ một dòng sông nào. Sông mang tính dữ dội, hung hãn của mùa lũ, dáng lơ thơ, dìu dặt của mùa khô. Suốt cả một chiều dài của thành phố Hà Nội in bóng xuống dòng sông như một bức tranh hoành tráng vĩ đại.

Cuộc sống đời thường xô bồ, nhốn nháo, ít ai có một đôi lần ngắm dòng sông, ngắm cảnh sông mà cảm ơn ông cha ta đã có một tầm nhìn muôn đời, chọn vùng đất mở ra một kinh thành. Là người Hà Nội, ai đã có lần đứng bên này dòng sông ngắm sang bờ bắc và từ bờ bắc ngắm về Hà Nội, hay thong thả bước chân đi dạo trên mấy chiếc cầu để ngắm dòng sông? Phải chăng cách nghĩ, sự thưởng ngoạn tao nhã không mất tiền mua, đó mới là sự giàu có của tâm hồn người Hà Nội thanh lịch. Các cụ ta đã không quên dòng sông có "làn sóng hoa đào"! Thiên nhiên đã dành cho Hà Nội cả một dòng sông để con người xây nên những "lầu cao dễ chạm tới tầng xanh"...". Cha ông ta đã nhìn ra cái thế núi, hình sông, nơi "Rồng cuộn, Hổ ngồi (để) truyền lại cho con cháu muôn đời mai sau...", là chúng ta bây giờ được hưởng.

Quả vậy, nếu biết Hà Nội chỉ để biết cái đẹp trong nội thành, chưa một lần chiêm ngưỡng toàn cảnh sông Nhị với kinh thành, để thấy được tấm lòng và con mắt tinh đời của tổ tiên, phải chăng cũng là có lỗi với người xưa lắm. Phải nhìn từ cái bờ bắc này mới thấy hết: Đêm trăng-sông Hồng-thành phố. Trời! Tuyệt quá! Đúng là rồng đang lên!...". Mấy người bạn cứ ngồi lặng trong đêm nhìn về Hà Nội không biết chán. Suốt từ phía dưới cảng Vĩnh Tuy, phà Đen ngược lên Yên Phụ, cầu Thăng Long. ánh điện lung linh, những ngọn đèn cao áp như những vì sao xanh, những ngọn đèn màu từ trong những cửa sổ nhà cao tầng, ngôi cao, ngôi thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên. Những vì sao trên trời và đèn thành phố chen nhau dưới dòng sông như được làm bằng thạch đen. Những vì sao cho ta cảm giác đó là những bông hoa nhài thả bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Ta như cảm thấy dòng sông thơm lên trong đêm, có thể bốc từng miếng thạch đen trong lòng bàn tay mà ăn được. Và chất phù sa đang hoá thạch đen kia đang sóng sánh nâng lên, dập xuống những bông hoa là trăng sao luôn luôn biến đổi khi tỏ, khi mờ bởi những áng mây ra thấp bị gió cuốn chuyển vận trên bầu trời.

Thế kỷ 21 đang tới. Thủ đô Hà Nội chúng ta đang chuẩ bị mừng tuổi thứ 1000 năm khai sinh ra Kinh thành Thăng Long. Những phương án phát triển thủ đô sang bờ bắc sông Hồng đang còn nằm trong trí tuệ và tâm hồn, trái tim những con người yêu đất rồng lên. Sang thế kỷ sau ấy, không những sông Hồng mà cả một vùng sông Đuống sẽ nằm trong nội thành. Những phố phường ven những ngả sông Hồng, sông Đuống, ta chỉ hình dung ra trong trí tưởng tượng thôi, cũng đã thấy Hà Nội ngày mai là một bức tranh rực rỡ trong đầu. Hẳn những quãng sông sẽ mọc thêm những cây cầu mới, cho xe pháo đi về không phải đi vòng lên, vòng xuống những nẻo đường cầu xa nhau. Và những đêm trăng, người bờ nam kẻ bờ bắc muốn dạo gót trên cầu ngắm cảnh trăng sông thủ thỉ tâm tình cùng nhau, hẳn sẽ là cái thú của nhiều người.

Nghe nhạc

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2008

Nhà hát lớn

Nhà hát lớn ngày xưa

Nhà hát lớn ngày nay


Thứ Ba, 27 tháng 5, 2008

Hồ Gươm.

Hồ Gươm Tháng Tư 2008

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2008

Hồ gươm xưa và nay

Hồ gươm mùa đông















Đời mới









Đang sửa đền Ngọc sơn (năm 1884)

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2008

Hà nội ngày xưa



"Nhớ tiếng leng keng..." tầu điện

Chắn tầu Cửa nam

Kiốt bán báo+kem bờ hồ



Bách hóa tổng hợp




Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

Bách Thảo & Bắc Sơn.


Mỗi lần ra Hà Nội không gặp được bạn cũ Đại học giao thông là như thấy có lỗi và cảm thấy nhơ nhớ Bắc Sơn.
Địa điểm này bắt đầu quen thuộc ít nhất với món đậu phụ dầm nước mắm rất chi là ghi nhớ.

Nhưng sao lúc này, tuổi này mà mọi người vẫn còn nhiều bận rộn?
Lúc chia tay chẳng còn được mấy người.

Thế là lại nhớ.

Nên viết blog hay chơi game?

Không nên chơi game, rất nên viết blog! Vì rằng:
  • Chơi game thì chẳng “tiến bộ” được gì, trong khi viết blog thì trình độ viết văn sẽ nhanh chóng “lên tay”;
  • Chơi game thì dễ “cả thèm – chóng chán”, trong khi viết blog thì có nhiều cơ hội còm men bài của người khác, nhiều cơ hội được “phát biểu” – nguồn cảm hứng bất tận;
  • Thỉnh thoảng gặp bạn bè quen không lẽ lại hỏi người ta “Cậu đã chơi cái trò xxx chưa?”, trong khi viết blog thì có bài gì mình cảm thấy “tâm đắc” có thể mời bạn “ghé thăm”, biết đâu họ lại chẳng khen mình “văn hay chữ tốt”;
  • Chơi game nhiều khi phải mất công tìm tòi, “đầu tư” trò mới, trong khi viết blog thì chỉ cần xin phần mềm Unikey (để gõ tiếng Việt) một lần là xong;
  • Chơi game thì mãi chẳng hết giờ, trong khi viết blog thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến giờ ăn cơm;

Cuối cùng là 2 lý do quan trọng nhất nên viết blog:

  • Muốn chơi game mới, hay, thì phải liên tục nâng cấp máy tính, trong khi cơ quan thì không phải lúc nào cũng có kinh phí. Còn viết blog thì dù không có kinh phí ta vẫn viết được;
  • Chơi game thì rất dễ “lộ”, trong khi viết blog thì lúc nào cũng “đăm đăm chiêu chiêu”, mọi người cứ tưởng là ta đang “nghiên kíu” (cuối năm không chừng được chiến sĩ thi đua!);

Các bạn có tìm được thêm lý do gì để viết blog thay vì chơi game không?

Tớ chỉ nói trên cơ quan thôi. Còn ở nhà thì tùy các bạn: chơi game cũng được mà viết blog cũng được, nhưng đừng có ham mê mà thức khuya quá rồi ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình...

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2008

Giới thiệu: “BA NGƯỜI KHÁC” của Tô Hoài

Có lẽ chẳng cần đọc một tác phẩm nào của Tô Hoài lứa tuổi chúng ta ai cũng biết ông qua tác phẩm “Dế mèn phiên lưu ký” có trong chương trình học môn văn phổ thông thời chúng ta còn đi học.. Được biết, ông đã viết tác phẩm Ba ngưòi khác này từ mười mấy năm trước, bây giờ mới được công khai cho phổ biến. Người thì cho rằng bây giờ mới tới thời cơ để trình làng. Người khác bàn luận quanh tựa đề của tác phẩm, hay đi tìm cái ẩn ý của tác giả xoáy quanh ba nhân vật mà ông gọi là Ba ngưòi khác. người bảo đọc xong rồi cũng thấy vui vui. Không hiểu niềm vui ấy đến từ đâu?.

Ba người khác đã phác hoạ lên những bức tranh kinh hoàng của cả một thời cải cách ấy như thế nào, mà không những xã hội rung chuyển, mà đến cội nguồn của luân thường đạo lý cũng bị đảo lộn? Tác phẩm tả những sinh hoạt của ba trong số 12 anh đội của một đội cải cách trong một đợt công tác. Đội cải cách này chỉ là 1 trong số hàng trăm đội của một đoàn cải cách. Cứ theo như tác phẩm thì có nhiều đoàn cải cách trong một khu ủy, cả miền Bắc lúc đó là 4, 5 khu, cùng với 5 đợt cải cách trong 3 năm mà mọi cán bộ cơ quan phải tham gia, chưa kể những đợi giảm tô trước và sửa sai sau này. Để thấy rõ một bức tranh toàn cảnh chung về sự rung động của miền Bắc trong thời kỳ cải cách ruộng đất lúc bấy giờ có thể tìm hiểu và đọc BA NGƯỜI KHÁC

Trích SGGP Online:

“….Tấn bi kịch hãi hùng về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ do chính người trong cuộc: ông đội phó đội cải cách, kiêm chánh án, kể. Một trong những ông đội phó cải cách, kiêm chánh án những năm tháng “nhất đội, nhì trời” ấy, lại chính là nhà văn lớn Tô Hoài (năm 1954-1955, ông mới 34 - 35 tuổi), tác giả Ba người khác. Vì thế, tiểu thuyết này rất sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc chỉ có thể từ tin đến rất tin những điều trần trụi, khốc liệt được lần lượt phơi bày trong tác phẩm.

Ba người khác, có thể hiểu như tự truyện của nhân vật “tôi”, tên Bối, đội phó Đội cải cách ruộng đất, kiêm chánh án, kể về mình và hai người khác là Cự (đội trưởng) và Đình (cán bộ đội), cùng không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về “cải thổ” một xã ở Hải Dương, mới tiếp quản sau khi quân Pháp rút.

Và tấn đại bi kịch đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu...”

Có thể nhiều bạn chưa đọc tác phẩm này. Xin trân trọng giới thiệu! BA NGƯỜI KHÁC của Tô Hoài

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2008

Là Đàn ông

Cuối tuần nên thoải mái thời gian thư giãn. Sưu tầm được bài thơ phỏng theo bài “LÀ THI SĨ” của Sóng Hồng, mọi người đọc cho vui.

Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Làm đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhảu chạy ra đỡ làn, đỡ nón
Dịu dàng ngồi xuống bằng cánh tay năm ngón

Hỏi nàng xem có uống nước cam không?
Rồi bưng lên trên khay nhỏ màu hồng
Nước giải khát, khăn lau tay, xí muội

Rồi trong khi nàng chân co chân duỗi
Vừa nhấp môi, vừa đọc báo thời trang
Ta tung tăng vào bếp mở làn
Lấy các thứ bày ra bàn chuẩn bị
Nước tương này xếp vào ngăn gia vị
Hành tím này xếp vào giỏ đồ khô
Đậu hủ đây thì thả vào tô
Còn rau sống bỏ vào thau rửa sạch
Cá chép tươi còn đang phành phạch
Đánh vẩy rồi ta lấy thớt ra
Tay cắt vây, mồm lại hát ca
Làm việc nhà, đó là hạnh phúc

Bắc nồi lên tiện tay ta múc
Nước từ trong máy lọc lưng lưng
Bỏ cà chua, bỏ hành lá tưng bừng
Ta sẽ nấu một nồi canh lịch sử

Trong khi đó vợ ta đang mặc thử
Chiếc áo mới mua về, coi có đẹp chưa
Ta vừa khen, vừa nạo cùi dừa
Để rắc sẵn lên chén chè trôi nước
Ăn cơm xong cho nàng dùng mát ruột
Và kèm thêm lát dưa hấu đẹp da

Nồi canh sôi trong tiếng reo òa
Ta thả cá, rồi làm luôn món mặn
Mở tủ lạnh ra, nhớ lời vợ dặn
Rằng hôm nay nàng muốn ăn cua
Rang với me, thêm dăn quả trứng rùa

Ta nhanh nhảu cho vào trong nồi hấp
Nhớ khi rang phải vặn cho lửa thấp
Cua mới ngon và mới vàng đều

Đang say sưa thì nghe tiếng nàng kêu
“Nước tắm của em, anh yêu ơi, đâu nhỉ?”
Vớ chai dầu thơm trên tràng kỷ
Ta vội vàng chuẩn bị khăn bông
Dầu gội đầu, kèm theo cái lược hồng
Mời nàng vào, không quên mở nhạc

Nàng bước vô, không hề kinh ngạc
Vì chuyện này đã quá thân quen
Ta nhanh tay mở khóa vòi sen
Rồi sung sướng chay ngay ra bếp
Và vui mừng nhanh chóng xếp mâm
Còn không quên mở lọ khế dầm
Cùng pha sẵn ly tra sâm thơm phức

Nàng bước ra, khăn bông quấn ngực
Như thiên thần sáng rực vẻ thanh cao
Kéo ghế nhanh, nàng yểu điệu ngồi vào
Khen ta là chồng ngoan, chồng tốt
Ta ngây ngất không thốt được lời nào

Ta gắp cho nàng thêm món đồ xào
Ngắm nàng ăn, lòng dạt dào cảm mến
Chính giữa bàn hai ngọn nến lung linh
Tỏa hào quang xuống góc nhà xinh
Hai tâm hồn trắng tinh hòa nhịp

Ta nhai vội để còn nhanh kịp
Vào trải giường và mở tivi

Chờ nàng ăn xong, ta gọi thầm thì
Mời nàng vô đúng kỳ phim nhiều tập
Nàng thong thả chiêu ly trà chống mập
Trước khi xem trai Hàn Quốc ung thư

Dưới chân nàng con mèo nhỏ gừ gừ
Còn xa xa ta hăng say rửa chén
Vừa rửa kỹ ta vừa nhìn lén
Thấy nàng đang khép mắt mơ màng
Với lấy chăn hoa ta đắp nhẹ nhàng
Bàn tay ta dịu dàng khe khẽ
Rắc vào chăn một chút dầu thơm
Đặt cạnh nàng gấu bông nhỏ bờm xờm
Vặn bé ngọn đèn rồi ta lui bước

Ta kiểm soát cửa sau, cửa trước
Dắt xe vô và cho chú mèo ăn
Đậy kỹ thức ăn để tránh thằn lằn
Kiểm soát lọ đường, đề phòng bọn kiến
Rồi vươn vai ta hùng dũng tiến
Vô phòng nàng, kéo nhẹ tấm rèm ra
Cho ánh trăng xanh biếc ngọc ngà
Phủ lên bóng nàng đang ngon giấc

Ta dịu dàng ngồi nhẹ như ngọn bấc
Nói thì thầm ba tiếng “vợ yêu ơi”
Nàng vừa yêu vừa đẹp nhất trên đời
Ta thiếp đi nơi chân giường mát dịu...

ST

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2008

Cổ phần..."ngược đãi"

Cổ phần “ngược đãi”
Tôi vẫn nhớ gương mặt của bà xã khi mua được CP ưu đãi của 1 ngân hàng với giá có một chấm bảy,nếu sang tên ngay có thể bán được những ba chấm. Nỗi mừng vui đời thường ấy chắc cũng chẳng thể đem so sánh với cái cảnh Acsimet bật dậy khỏi bồn tắm..”truổng cời” chạy ra đường la lên “Ơrêca” .
Đại khái là đã có thời TTCK bé bé của Việt nam ta nghe đến từ CP “ưu đãi” là người ta nghĩ đến sự đổi đời trong phút chốc.Có người “bỗng nhiên” bị tiền rơi xuống đầu phải thốt lên rằng: còn ngon hơn cả trúng số .Đúng là nhiêu phen ký giấy ăn tiền, mua 1 chấm chưa nóng túi đã có người đến trả gấp 2, gấp 3. Chưa kịp “hoàn hồn”, đã có kẻ phá giá trả lên gấp vài lần nữa. Cách đây hơn một năm nhiều ông chủ doanh nghiệp nhăm nhe phát hành thêm CP, nếu tốt số ta mua đựoc ít “ưu đãi” quy ra thóc thì đúng là trời cho? Khen cho ai nghĩ ra câu “Trời cho – trò chơi”, chuyện giống như trò chơi con trẻ mà lại ra tấm, ra món thật…
Có quá nhiều câu chuyện “ngàn lẻ một đêm” của người lao động, của những công ty đã cổ phần hóa (hoặc phát hành thêm CP) dạo ấy đã thực sự trở thành những ông chủ theo nghĩa đen với cả nắm tiền trong tay nhờ vào việc bán lúa non (được ưu đãi) khi “cánh đồng” đổi chủ...
Vào thời gian ấy, Tôi có một ông bạn công tác tại một ngân hàng quốc doanh, đã từ chối cơ hội chuyển sang làm việc tại nơi khác (mà nhiều người muốn vào làm mà không được) chỉ vì tiếc “đống” cổ phiếu của hàng chục năm công tác…Cái đợt nghỉ lễ vừa rồi, gặp nhau thấy bạn buồn buồn, hỏi ra : Thì ngày ấy , ngoài Cp ưu đãi của mình, ông bạn tôi còn dốc túi ghánh thêm một mớ “lúa non” cho nhà hàng xóm. Thế nhưng, trời chẳng chiều lòng người, số “chứng” của con khủng long ngân hàng ấy dạo này đang teo tóp vì cái lạnh “cắt da,cắt thịt” trên sàn giao dịch…Vậy thì ước mong nảy mầm số cổ phiếu “giống má” ưu đãi ấy hẳn đang trở nên xa vời như giấc mơ tỷ phú của bạn tôi mà thôi ; Anh dẫ buồn mà kết luận : “ưu đãi bây giờ trở thành…ngược đãi rồi các ông ạ”
Quá nhiều câu chuyện nhãn tiền . Như tại công ty tôi, CP phát hành thêm ưu đãi giá hai chấm, mua quyền khoảng 2.2 – 2,4, nếu bán ngay được hơn ba chấm. Rất may đến nay chỉ còn 1.5 hoặc 1.6 . Than ôi; tời oanh liệt nay còn đâu… Chỉ mong rằng, những người đang có cổ phiếu ưu đãi bỗng chốc trở thành bị …ngược đãi, cảm thông cho lời tâm sự này, gọi là “cười trên nỗi đau” này, tại vì Tôi cũng đang là…kẻ bị ngược đãi
.

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008

Khuấy ly ký ức

Mời em vào quán thời gian
Khuấy ly ký ức, uống làn hương xưa (thơ Hoàng nhuận Cầm)
Con phố nhỏ, nơi những bước chân đi chầm chậm rồi ngập ngừng dừng trước những cửa hàng, nơi phảng phất chút gì xưa cũ bởi cái tỷ lệ nhỏ bé của cấu trúc con phố, bởi cái không khí sống vừa yên ả lại vừa sầm uất của con đường thương mại xen lẫn đời sống gia đình. Con phố có một quá khứ, một hồn cốt, sang trọng mà khiêm nhường, giàu có mà không xa cách.Con phố nhỏ nối hai “tên tuổi” lớn ở trung tâm Hà nội là đường Trần Hưng Đạo và Lý thường Kiệt. Số phận của nó gắn liền với những biến cố lịch sử,thời cuộc, nên bộ mặt biến đổi không ngừng. Không dài qua 1 đầu đường tính cả hai bên hè hơn chục gia đình, thường là khá giả ( không tính trong ngõ), với những câu chuyện đời mà trong bữa cơm tối nhà này có thể nối về nhà kia, nhưng không phải thói ngồi lê mách lẻo…
Đó là chuyện ngày xưa của con phố mang tên Dã tượng.Bây giờ hầu hết là cư dân mới đến, chỉ còn lại chừng hai ba căn là gia đình đã sống ở đây qua nhiều thế hệ. Mới rồi, Tôi ngồi nhâm nhi ly cà phê ở 1 quán nhỏ Dã tượng chợt hoài niệm nhớ đến Cà phê Thi bên số lẻ , nhưng còn đâu nữa . Một toà nhà cao tầng đã mọc lên ở đó (Eximban và một đơn vị Sở tư pháp…).
Bộ GT , nhà anh Nguyễn ĐT, nhà Việt T cũ là còn nguyên còn tất cả đã thay da đổi thịt hết , âu cũng là cuộc đời.
Ngày xưa Thực dân Pháp khéo chọn vị trí đi từ sở Cẩm qua con phố là sang thẳng toà án và bên cạnh là nhà tù Hoả lò.Giờ vẫn thế, chỉ có điều không còn Hoả lò…Những thăng trầm, những nỗi truân chuyên, được và mất, những cay đắng ngọt bùi , con phố nhỏ đều chứng kiến . Nó như một chứng nhân của lịch sử và nó luôn tự hỏi “tồn tại hay là sống”

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Thấp cổ bé họng

Tôi là cổ đông của một vài doanh nghiệp, cả trên sàn chứng khoán tập trung lẫn OTC. Tôi đã đi dựmột vài ĐHCĐ của các doanh nghiệp, kể cả những hội nghị trù bị lẫn chính thức. Những lần dự họp ấy đã cho một nhận xét rằng : ĐHCĐ thường niên của phần lớn DN hiện nay chỉ mang tính chất hình thức để hợp thức hóa cái gọi là nghị quyết ĐHCĐ, mà thực sự đó là ý chí của nhóm cổ đông chi phối đã được nhất trí thông qua tại đại hội trù bị ( đặc biệt là những DN mà vốn nhà nước còn chiếm trên 51% ).
Có thể khẳng định : tiếng nói của nhóm CĐ sở hữu nhỏ hơn 10% vốn điều lệ cũng như các CĐ nhỏ lẻ chẳng mấy ý nghĩa, cho dù những ý kiến đó có chuẩn mực đến đâu, thiết thực đến đâu, nhưng không trùng với sự sắp đặt hoạch định của CĐ chi phối ( đặc biệt là CĐ đại diện vốn nhà nước )…
Các CĐ nhỏ lẻ dến dự ĐHCĐ chủ yếu là mục sở thị cơ sở vật chất của DN, xem “hình hài” của ban lãnh đạo thế nào, việc tổ chức cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề hoặc tư chất lãnh đạo có tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư hay không ?
Nói thì như vậy, nhưng đến mùa ĐHCĐ này mọi việc vẫn diễn ra như nó vẫn từng diễn ra lâu nay…

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2008

Lời của dòng sông 1

Bên bờ thủ thiêm

Đô thị giống như nước . Là một dòng chảy mạnh, Sài gòn không ngừng đọng như Hà nội, chẳng lững lờ như Huế.
Nhiều năm qua, mỗi lần vào Sài gòn tôi vẫn thích ngồi một mình bên bờ thủ thiêm để ngắm nhìn thành phố. Sớm mai, cái nắng mỏng lãng mạn thoáng qua rất nhanh.Trưa - Chiều. Nắng ngược, nóng sục hắt vào thành phố một gương mặt cần lao đen đúa. Sẩm tối - Triều dâng. Dòng sông như mênh mang hơn, những ngọn dừa quẫy rối rít trong gió. Đèn phố và hoàng hôn đuổi nhau xôn xao trên sóng nước. Mùi bùn cũng trở nên thanh nhẹ hơn.
Lần đi công tác này chỉ có 2 ngày. Tôi chỉ kịp ghé Thủ thiêm một chút ít, sau khi họp xong. Quá nhiều ồn ào, quá nhiều dự án xây dựng đang dần trở thành hiện thực ngổn ngang trên công trường. Chung quanh tôi chỉ thuần gương mặt , giọng nói Sài gòn. Một mẹ già ngồi lặng lẽ đốt thuốc, khói thuốc cũng bình thản như người. Xa hơn có một chiếu nhậu. Những trái cóc, khế chua bé bỏng không làm nên những cuộc nhậu ồn ào như bên kia sông nhưng đủ sức gìn giữ một nhịp sống sôi động mà bình dị. Chẳng bao lâu nữa những hình ảnh này sẽ chìm vào dĩ vãng…Tôi hỏi người mẹ già hút thuốc cũng như những người đàn ông bên chiếu nhậu : Có ai thích về sống ở chung cư đang mọc lên như nấm không ? Câu trả lời là : không ; Nếu được lựa chọn họ sẽ tiếp tục bám lấy một khúc sông nào đó để sống như cách tồn tại bao đời của cha ông. Những ước nguyện giản đơn của họ như dẫn tôi đi ngược thời gian…
Trải hàng triệu năm, các dòng chảy đã góp phần bồi đắp nên hai vùng phù sa cổ và phù sa mới mà Sài gòn đang nằm trên đó. Các dòng sông cũng định vị SG trở thành điểm chuyển tiếp giữa hai khu vực địa chất, nơi tiếp nối giữa Đông và Tây nam bộ. Hơn 300 năm qua, dù là Gia định thành, Quy thành hay là Hòn ngọc viễn đông thì hình ảnh SG vẫn là một thành phố của sông nước, kênh rạch. Văn hóa sông nước còn khúc xạ lại đầy đủ nơi tên gọi Bến đò, Cù lao Rùa, Bến Nghé, Cù lao Phố , chùa Miếu nổi…
SG hôm nay đã phình ra quá lớn , diện mạo thành phố thay đổi đến chóng mặt. Hiện thực ấy dường như chẳng có gì cưỡng nổi, như đang bị cuốn theo gia tốc các dòng chảy khôn lường của bao mưu cầu, quyền lợi, tham vọng… Cho dù mọi điều có đổi thay nhưng các dòng sông SG thì vẫn lăng lẽ,nhẫn nhịn đến xao lòng. Sông nước âm thầm, mách bảo người SG đừng quên quy luật nước chảy chỗ trũng.

( Bài tiếp : Mùa hè sông Hồng )

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2008

CCT7 : LỖI HẸN

Trong thời gian vừa qua Tôi kể quá nhiều về các kỉ niệm về trường. Có lẽ mọi người nghe có vẻ nhàm .
Bây giờ Tôi có sáng kiến đề nghị tất cả chúng ta cùng tham gia môi người kể một câu chuyện đã gây ấn tượng cho mình, mà mình biết hoặc được nghe, để chúng ta cùng thưởng thức.
Trước hết tôi xin kể một câu chuyện mà Tôi được biết, mặc dù rất lâu rồi nhưng vẫn gây ấn tương cho tôi. chuyện đó Tôi đặt tên là "Lỗi hẹn"

Vaò một ngày hè 3/6/1974 cậu bé tên Thành (T) 10 tuổi được mẹ cho đi chơi công viên Thống Nhất , khi hai mẹ con vào công viên. Với bản tính hiếu động T chạy, chẳng may bị vấp, cậu ngã vồ vào một bé gái đi đằng trước. Hai bà mẹ chạy lại đỡ các con, may mà chưa ngã, nên không đứa nào bị sao. Sau câu xin lỗi. Hai vị phụ huynh chào hỏi, làm quen và hai đứa trẻ cũng được giới thiệu với nhau cô bé tên Hà (H) kém T 4 tuổi. Từ lúc đó chở đi hai anh, em cùng chơi những trò mà công viên có : đu quay, bập bên, nhà gương....
Thời gian trôi đi vùn vụt, chẳng mấy chốc mà đã gần trưa hai cô, cậu toát cả mồ hôi, hai bà mẹ càng mệt hơn. Họ gọi các con ra ghế đã ngồi nghỉ, ngồi được một lúc, hai đứa trẻ lại đứng dạy, đi nhặt lá, sỏi... với lời dặn của mẹ chỉ được chơi quanh quẩn ở ghế đá. Đến 10h30 họ chào nhau ra về, chẳng biết lúc trước hai đữa trẻ nói với nhau chuyện gì ? chỉ biết rằng khi ra về , chúng có lời hẹn là đúng vào ngày này 20 năm sau vào lúc 9h họ sẽ gặp nhau tại ghế đá này.
Thời gian cứ thế trôi đi cậu T đã tốt nghiệp đại học, sau 5 năm công tác tại HN T chuyển vào thành phố HCM công tác, bố mẹ cậu vẫn ở ngoài HN. Hàng năm cậu vẫn ra HN một vài lần, công tác và thăm bỗ, mẹ, câu chuyện ngày đó cậu cũng quên rồi .
Vào năm 1994 còn cách ngày hẹn khoảng gần 1 câu chuyện ngày xưa tự nhiên lại hiện về. Gần đến ngày đó T cũng có việc ra HN, khi ra đến ga Hàng cỏ tự nhiên T lại sực nhớ đến lời hẹn, nhìn đồng hồ đã quá giờ hẹn 20 phút (hôm đó tàu chậm hơn 3 tiếng) ra khỏi ga thời tiết hôm đó rất đẹp, không hiểu sao Thành lại gọi xe ôm chở đến Công viên.
Vào đến công viên , đến chiếc ghế đá ngày xưa T bỏ hành lý xuống ghế , ngồi chơi, cũng đã lâu lắm rồi chẳng biết từ bao giờ T cũng không vào công viên. Ngồi khoảng gần 1 tiếng T đứng dậy sách hành lý về, khi vừa nhấc ba lô lên thì từ trong kẽ tựa của ghế rơi ra 1 tờ giấy , tưởng là cái gì của mình, T nhặt lên mở ra đọc thấy có mấy dòng chữ vẫn còn mới nguyên viết :

Đã chờ anh quá 20 phút.
ký tên
H

Giải quyết “bức xúc”: Dịch vụ tăng tốc tải trang WEB của Google

Hiệu ứng phụ của dịch vụ tăng tốc tải trang web của Google, là hoạt động như một máy chủ uỷ nhiệm (proxy).
Cái hay của dịch vụ này là trong khi làm tăng tốc độ tải trang web nó đã hoạt động như một proxy, với những người cần proxy thì khi dùng nó coi như được khuyến mãi lớn.

Theo giải thích của hãng, Google Web Accelerator là một ứng dụng mạng máy tính toàn cầu của Google để làm cho trang web được tải nhanh hơn. Nó dễ sử dụng; tất cả việc bạn cần làm là tải về và cài đặt, kể từ đó nhiều trang web sẽ được tự động tải về nhanh hơn trước đây.
Việc đó được thực hiện như thế nào?
Google Web Accelerator dùng nhiều cách làm cho trang web được tải về nhanh hơn như sau:
* Gửi những y/c về trang web của bạn tới các máy chuyên của Google dùng để làm việc này.
* Lưu các bản sao thường được xem để nhanh chóng lấy nó cung cấp cho người đọc.
* Chỉ tải phần cập nhật so với lần trước bạn đã xem.
* Nạp trước một phần trang vào máy của bạn.
* Giám sát kết nối Internet của bạn để giảm độ trễ.
* Nén dữ liệu trước khi gửi tới máy của bạn.
Như vậy khi gửi y/c tới một địa chỉ hiển thị rõ ràng trên thanh địa chỉ thì trình duyệt lại "cố tình" không đưa y/c tới địa chỉ đó mà "dúi" cho Google. Nhận được y/c, Google tung nó cho các máy trong hệ thống toàn cầu để tìm cách nhanh nhất lấy trang web ở địa chỉ mình cần rồi tập hợp lại gửi trả cho mình. Khi đó địa chỉ mình cần, thí dụ uttroi.blogspot.com, đã được bọc ngoài bởi địa chỉ của google để gửi tới google. Hệ thống lọc của nhà cung cấp dịch vụ không biết điều đó, cho qua luôn. Thế là ta có proxy. Lại còn phục vụ vô điều kiện. Tốt quá sức tưởng tượng. Khi dùng nó thì nhớ bỏ cái proxy mà ta vẫn hay bảo nhau đặt đi.
Tuy nhiên dịch vụ này sẽ không có tác dụng tăng tốc với các trang web có dùng giao thức mã mật (cái này ta không quan tâm) và chỉ tốt với các trang dữ liệu không lớn như các tệp MP3 và video. Và tất nhiên nếu nhà cung cấp dịch vụ kết nối không thích cho khách hàng dùng dịch vụ này thì họ sẽ lại chặn và ta lại "móm".
Hệ thống cần đề dùng được dịch vụ này là hệ điều hành Windows XP, trình duyệt IE hoặc FireFox. Nếu là trình duyệt khác thì phải tự đặt proxy ở địa chỉ 127.0.0.1:9100 cho các kết nối HTTP.
Tóm lại đây là dịch vụ hay, 2 trong 1, nên dùng.