Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

Lại nói về "Sự trung thực"

Albert Einstein đã cảnh báo rằng nếu không suy nghĩ độc lập thì người ta có thể trở thành một cái máy khả dụng, nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Thế nên, suy cho cùng, nếu sống trung thực thì ta sẽ được là …ta. Thế thôi, ta sẽ là một con người có tư duy độc lập với đầy đủ phẩm giá.
Thế nhưng bạn sẽ hỏi, làm sao để bạn biết suy nghĩ độc lập và biết sống trung thực?
Câu hỏi đó liên quan đến vai trò của giáo dục.
Vai trò của giáo dục ở đâu khi đối diện với những con số nhức nhói sau: 89% sinh viên từng sử dụng tài liệu trong phòng thi, 85% từng quay cóp, 42% sao chép luận văn, đồ án, 36% từng xin hoặc mua điểm (theo một khảo sát, điều tra của Bộ Giáo dục – Đào tạo trên 1.827 sinh viên ).
Giáo dục sai ở đâu?
Câu trả lời của tôi đối với câu hỏi trên là: Giáo dục sai ở chỗ đã giả thuyết rằng chỉ có một đáp án đúng cho mọi vấn đề.
Học sinh từ nhỏ thường được dạy là chỉ có một đáp án đúng, hoặc ở trong sách giáo khoa, hoặc do thầy nói thế thì phải thế. “Cãi thầy thì núi đè” vì thầy luôn luôn đúng.
Lớn lên khi đi thi đại học thì học sinh được đưa vào “lò luyện thi” để học nằm lòng cách giải toán hay cách làm văn theo mẫu.
Học sinh từ nhỏ thường được dạy là chỉ có một đáp án đúng, hoặc ở trong sách giáo khoa, hoặc do thầy nói thế thì phải thế.
Nhiều người đọc đến đây có lẽ sẽ than: Biết rồi khổ lắm nói mãi.
Tuy nhiên, mục đích của tôi không phải là tường trình hậu quả của cách giáo dục tư duy một chiều. Những con số điều tra nêu trên đã phần nào phản ánh hiện trạng tiêu cực trong giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó có lẽ đã có nhiều bài viết về gian lận trong thi cử.
Bài viết này nhằm đặt lại vấn đề đối với giả thuyết ban đầu của cách giáo dục tư duy một chiều: chỉ có một đáp án đúng trong mọi vấn đề.
Liệu có luôn có một đáp án đúng chăng?
Nếu có thì có lẽ học sinh không cần phải suy nghĩ nhiều nữa. Họ chỉ cần học theo đáp án của sách giáo khoa, của giáo sư, v.v.
Nếu không thì học sinh Việt Nam đang bị “ép” phải suy nghĩ một chiều. Họ không có sự lựa chọn nào khác. Bất chợt tôi nhớ tới lời than của Chí Phèo: “Tôi muốn lương thiện, ai cho tôi lương thiện?”
Giả sử nếu có hai cách nghĩ về một vấn đề và cô học sinh A muốn chọn cách nghĩ B. Tuy nhiên đáp án của ngành giáo dục là A. Trong trường hợp đó, có lẽ cô học sinh ấy sẽ than, tôi muốn trung thực, ai cho tôi trung thực?

2 nhận xét:

ĐN.K7 nói...

Hồi đi học tụi mình cũng hay đi ban bài mỗi kỳ thi. Nhưng hình như lúc đó phá cho vui và cũng ban cho người khác chứ mình đâu cần, nhớ vậy.

Nghiêm Củi nói...

Đây là mới nói đến trung thực trong học tập,còn các lĩnh vực khác thì sao?
- VH
- XH
-Gia Đình
- ...
Ví dụ: Đi mát sa... về Vở hỏi? mà trả lời trung thực thì Nó xé xác