Để khen nhau mà nói “hơi bị đẹp đấy” thì đã lạ rồi, nhưng tấm tắc khen nhau “hơi bị đểu đấy” thì các cụ nhà ta sống lại chắc không tài nào hiểu nổi bọn con cháu định nói gì.
Bởi nó “ngược đời” !
Bởi đó là kiểu ngôn từ đã bị lộn ngược !
Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tuỳ theo tạng của mỗi người, ta có thể thích hoặc không thích, nhưng sự tồn tại một cách rất có sức sống của nó khiến tôi giật mình. Hegel chẳng nói : cái tồn tại là cái có lý đó sao ?
Mà có lý thật.
Hãy nói về chữ “Bị”. “Bị” vốn là một từ biểu hiện ý niệm thua kém, tiêu cực, như bị thua, bị xấu, bị lỗ vốn, bị khinh … Nhưng nay lại có “bị đẹp” , “bị ngon” , “bị tuyệt vời” … thì thật trái khoáy !. Lạ nữa là nếu thêm một từ chỉ sự hạn chế như “hơi” (nghĩa là chỉ một chút thôi) thì giá trị muốn khen lại còn tăng lên gấp bội. Hơi bị đẹp là rất đẹp. Hơi bị tuyệt vời là tuyệt vời vô cùng….. Đọc tiếp ở đây
4 nhận xét:
Bài này đọc có lý. Cách sử dụng từ ngữ mỗi thập niên và mỗi miền có thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên cách dùng từ như bài viết thường có ở miền Bắc, trong Nam thì các cơ quan có nhiều người Bắc. Đám trẻ hoặc những người ít quan hệ với người Bắc thường tỏ vẻ ngạc nhiên và không hiểu các câu cú dạng như bài viết hay nói cách khác người Nam khg áp-phê cách sử dụng từ ngữ như trên.
Vừa đọc bài này cho bọn trẻ ở cơ quan, mọi người đều khoái chí.
Đ.N.
A.Vinh kiếm dược bài này quá hay .Hợp với kiểu của trường GT - Quá tuyệt.
Đọc tiếp bài nữa đi, bài này của ông HSP, không tiện nêu quí danh, mong thông cảm.
Đăng nhận xét