Chuyện về cô giáo của tôi và ba cậu học sinh cá biệt của lớp học tiếng Anh năm ấy. Nhưng chuyện liên quan một tý đến một thằng em dại nên cũng kể về cậu ấy một ít.
Quốc Dũng là thằng em dại của đội chúng tôi từ hồi cậu ấy nhỏ xíu cho đến mãi sau này. Hồi bé lúc còn ở Hà nội,khu 3B Ông Ích Khiêm trước khi đi sơ tán cậu ta là thành viên của đám trẻ con quậy phá nhiều trò trong khu. Nhớ nhất là chuyện cậu thường canh gác người lớn cho đám chúng tôi nhảy vào bơi lội trong hồ nước công cộng của khu tập thể. Sau này những năm 80 Dũng cũng đu theo mấy anh Trỗi xuống miền Tây đánh thuê cho đội tàu biển tỉnh Hậu Giang. Cậu là út trong gia đình Quốc Thái, Quốc Bình(bạn trường Trỗi của tôi).
Năm ấy tôi và Dũng đi chung con tàu mang tên Tây Đô chạy loanh quanh Đông Nam Á. Không nói về công việc, trong cuộc sống hàng ngày cậu thưòng vui đùa tếu táo với mọi người và lúc nào cũng gặp cậu cũng thấy nụ cười thường trực trên môi. Cười hoài có lúc thấy ghét nhưng khi sóng to gió lớn, say sóng mềm người nhìn cậu cười nói hay đi hầu ông anh ly cafe cũng thấy ấm lòng.
Lần ấy tàu chúng tôi trả hàng ở Penang, một hòn đảo xinh đẹp ở bờ Tây Malayxia. Như thường lệ hôm ấy Dũng rủ tôi đi bờ chơi và mua sắm trước khi về nước. Buổi chiều trôi nhanh, tôi hối cậu về cho kịp chuyến đò đại lý kẻo trễ lại tốn tiền thuê đò ngoài. Trên đường về cậu bỗng tạt vào một cửa hiệu quần áo bên đường. Cậu ta hỏi mua một cái áo. Tôi đứng chờ cậu ngoài cửa nghe tay chủ tiệm người Hoa béo mập nói:"thirteen"(13) còn Dũng ta trả giá: "twenty"(20). Giời ạ, mới dợm bước chân vào thì nghe tay chủ tiệm cười lớn và nói cũng lớn:"Oke là,oke là..." Cậu đếm tiền xoẹt xoẹt rồi kéo tôi đi. Thấy cái áo cũng đẹp nghĩ mình nghe nhầm, nên thôi.
Tối đến ở tàu Dũng ta mang áo ra khoe mọi người. Có cậu đầu bếp ở tàu tên Hải cũng mang chiếc áo hệt vậy,chỉ khác màu:"Em mới mua chiếc này" Dũng hỏi "Nhiêu?" "Có 10 đồng hà". Cái miệng cậu ta đang cười cười bỗng từ từ méo xẹo. Tôi ôm bụng mà cười, cậu quê kéo tôi ngay về phòng và bảo:"Thằng béo này đểu anh ạ, nó lừa em. Chắc mai phải lên phố bắt đền." Tôi vẫn cười:"Không phải nó đểu đâu em ơi, tại mình dốt.Dốt tiếng Anh. Nó nói "thớt-tin" cho mày trả giá 10 đồng nó bán. Lỗ tai mày nghe "thớt ty" nên mày trả nó 20 đồng, phải tao cũng sẽ "oke là..." chứ nói gì nó. Cậu quê quá về phòng mình hồi sau ấm ức thế nào lại sang phòng tôi thủ thỉ:"Anh ạ, kỳ này nghỉ phép phải đi học tiếng Anh thôi".
Mà học thật.
Sau chuyến ấy tôi và Dũng nghỉ phép. Nghề tàu biển mỗi lần nghỉ phép cũng được vài ba tháng."Nghỉ ngơi đi một tý, rồi lo mà lấy vợ đi, ba mấy rồi!" Mẹ tôi bảo tôi.
Tôi đăng ký vào học một lớp tiếng Anh ở trường Lê Quí Đôn Q3. Lớp học do một ông giáo già phụ trách. Lớp có khoảng 20 người. Ngoài ba học sinh lớn có tôi, một anh bạn tên Chiến đồng nghiệp nhưng ở một công ty khác và một anh đứng tuổi công tác ở Quận uỷ quận Nhất theo như lời anh ta giới thiệu, còn hầu hết là các bạn trẻ sinh viên. Ba chúng tôi ngồi bàn cuối cùng, phần vì lớn tuổi, phần do thói quen"có độ là ta cứ ta về". Nhưng chẳng phải vì có bằng cấp, hay lên lương lậu gì, học để có mà xài nên bọn tôi khá nghiêm túc.
Một hôm bước vào lớp không phải là ông giáo già mọi khi mà là một cô giáo trẻ. Cô dạy thay cho thày giáo già chuyển sang trường khác. Không khí ở lớp học dường như thay đổi hẳn. Nhất là bàn học sinh cá biệt ở cuối lớp. Ai cũng đi học đúng giờ và chẳng có ai chuồn về sớm.
Phải nói cô giáo mới của lớp tôi khá xinh. Cô tên Dung. Ngoài nét đáng yêu và vẻ hiền hoà của tà áo dài cô thường mặc lên lớp, giọng con gái Hà Nội lâu lắm mới được nghe nhẹ nhàng và êm ái như đã muốn hớp hồn tôi, một chàng lãng tử ngoài "băm" nhưng ham chơi quên cả chuyện gia đình.
Dịp ấy nhân ngày 20 tháng Mười Một, ngoài lẵng hoa của lớp học, trên bàn cô còn có một giỏ hoa lan nhỏ của riêng tôi tặng cô. Cũng đã có những dòng suy nghĩ là lạ trong tôi. Rồi một chiều tan lớp đợi mọi người về hết tôi đặt vấn đề tôi cần phụ đạo về ngữ pháp. Không ngờ cô thật vui vẻ: "Em còn giờ rảnh vào thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần, anh cũng cần luyện nhiều về ngữ pháp. Hay thứ Bảy này anh đến đi, nhà em ở đường Nguyễn Trọng Tuyển- Phú Nhuận, anh đến hẻm Chùa đi thẳng nhà em ở cuối hẻm.
Lòng mừng khấp khởi, tôi chuẩn bị tất cả những gì có thể chuẩn bị được để thứ Bảy này đến nhà cô giáo. Nhà cũng dễ tìm. Căn nhà nhỏ cuối con hẻm bình dân nhưng sạch sẽ và yên bình. Nhưng tôi bỗng chựng lại khi nghe thấy trong nhà như có tiếng người nói chuyện. Ơ kìa, cô giáo Dung của tôi đang tay trong tay với một người, nửa như cái nắm tay thân thiết, nửa như cái bắt tay tạm biệt. Là "tay" cùng bàn với tôi, là "tay" làm việc ở quận uỷ chứ ai! Như một kẻ ăn vụng sợ người ta nhìn thấy, tôi chạy trốn. Vẫn tắt máy xe tôi nhẹ nhàng dẫn bộ dông tới đầu hẻm mới dừng lại thở. Nhưng Trời ạ, lại chuyện gì ở đây thế này? Lù lù trước mặt tôi là Chiến, thằng bạn học ngồi kế tôi ở lớp. Nó cười toe toét: "Đằng ấy đi đâu đấy?" Tôi qua loa: "Tính đi phụ đạo...mà thôi..." Mặt tôi bỗng nóng ran lên, tôi nói như quát vào mặt nó: "Mẹ kiếp, về thôi, còn may đấy. Thật...nhục hơn quan huyện" rồi đạp máy xe phóng thẳng, còn kịp nghe tiếng nó: "Ơ! ơ!...cái gì đấy".
Ngày hôm sau đến lớp học ba thằng bàn cuối chẳng nói vói nhau câu nào. Liếc ngang thỉnh thoảng thằng Chiến tủm tỉm cười một mình. Giờ giải lao tôi lại gần nó: "Cười cái đ. gì?" Nó bỗng cười rũ ra và vào lớp dọn dẹp sách vở rồi bắt tay tôi: " Tớ chuồn đây". Cái bắt tay nói với tôi rằng nó nghỉ luôn. Tôi cứ chờ cô giáo của tôi hỏi sao Thứ Bảy không tới...nhưng suốt buổi học cô nhìn tôi như chưa hề quen. Cuối giờ khi mọi người đã về hết tôi còn nấn ná ở bàn cuối. Cô giáo Dung của tôi từ bục giảng ngang qua mà như không thấy. Cái mặt sường sượng của tôi như đông cứng lại. Xếp bút nghiên, tôi bỏ luôn cái lớp học tiếng Anh mới qua được có nửa kỳ.
Mãi về sau này tôi vẫn không lý giải được tình huống lạ lùng xảy ra ở nhà cô giáo Dung hôm ấy. Cô giáo trẻ của tôi làm sao có thể như cô Hến được. Thì một sự ngẫu nhiên của bốn con người ư? Sao lại có sự ngẫu nhiên tai hại đến thế nhỉ!
Quốc Dũng là thằng em dại của đội chúng tôi từ hồi cậu ấy nhỏ xíu cho đến mãi sau này. Hồi bé lúc còn ở Hà nội,khu 3B Ông Ích Khiêm trước khi đi sơ tán cậu ta là thành viên của đám trẻ con quậy phá nhiều trò trong khu. Nhớ nhất là chuyện cậu thường canh gác người lớn cho đám chúng tôi nhảy vào bơi lội trong hồ nước công cộng của khu tập thể. Sau này những năm 80 Dũng cũng đu theo mấy anh Trỗi xuống miền Tây đánh thuê cho đội tàu biển tỉnh Hậu Giang. Cậu là út trong gia đình Quốc Thái, Quốc Bình(bạn trường Trỗi của tôi).
Năm ấy tôi và Dũng đi chung con tàu mang tên Tây Đô chạy loanh quanh Đông Nam Á. Không nói về công việc, trong cuộc sống hàng ngày cậu thưòng vui đùa tếu táo với mọi người và lúc nào cũng gặp cậu cũng thấy nụ cười thường trực trên môi. Cười hoài có lúc thấy ghét nhưng khi sóng to gió lớn, say sóng mềm người nhìn cậu cười nói hay đi hầu ông anh ly cafe cũng thấy ấm lòng.
Lần ấy tàu chúng tôi trả hàng ở Penang, một hòn đảo xinh đẹp ở bờ Tây Malayxia. Như thường lệ hôm ấy Dũng rủ tôi đi bờ chơi và mua sắm trước khi về nước. Buổi chiều trôi nhanh, tôi hối cậu về cho kịp chuyến đò đại lý kẻo trễ lại tốn tiền thuê đò ngoài. Trên đường về cậu bỗng tạt vào một cửa hiệu quần áo bên đường. Cậu ta hỏi mua một cái áo. Tôi đứng chờ cậu ngoài cửa nghe tay chủ tiệm người Hoa béo mập nói:"thirteen"(13) còn Dũng ta trả giá: "twenty"(20). Giời ạ, mới dợm bước chân vào thì nghe tay chủ tiệm cười lớn và nói cũng lớn:"Oke là,oke là..." Cậu đếm tiền xoẹt xoẹt rồi kéo tôi đi. Thấy cái áo cũng đẹp nghĩ mình nghe nhầm, nên thôi.
Tối đến ở tàu Dũng ta mang áo ra khoe mọi người. Có cậu đầu bếp ở tàu tên Hải cũng mang chiếc áo hệt vậy,chỉ khác màu:"Em mới mua chiếc này" Dũng hỏi "Nhiêu?" "Có 10 đồng hà". Cái miệng cậu ta đang cười cười bỗng từ từ méo xẹo. Tôi ôm bụng mà cười, cậu quê kéo tôi ngay về phòng và bảo:"Thằng béo này đểu anh ạ, nó lừa em. Chắc mai phải lên phố bắt đền." Tôi vẫn cười:"Không phải nó đểu đâu em ơi, tại mình dốt.Dốt tiếng Anh. Nó nói "thớt-tin" cho mày trả giá 10 đồng nó bán. Lỗ tai mày nghe "thớt ty" nên mày trả nó 20 đồng, phải tao cũng sẽ "oke là..." chứ nói gì nó. Cậu quê quá về phòng mình hồi sau ấm ức thế nào lại sang phòng tôi thủ thỉ:"Anh ạ, kỳ này nghỉ phép phải đi học tiếng Anh thôi".
Mà học thật.
Sau chuyến ấy tôi và Dũng nghỉ phép. Nghề tàu biển mỗi lần nghỉ phép cũng được vài ba tháng."Nghỉ ngơi đi một tý, rồi lo mà lấy vợ đi, ba mấy rồi!" Mẹ tôi bảo tôi.
Tôi đăng ký vào học một lớp tiếng Anh ở trường Lê Quí Đôn Q3. Lớp học do một ông giáo già phụ trách. Lớp có khoảng 20 người. Ngoài ba học sinh lớn có tôi, một anh bạn tên Chiến đồng nghiệp nhưng ở một công ty khác và một anh đứng tuổi công tác ở Quận uỷ quận Nhất theo như lời anh ta giới thiệu, còn hầu hết là các bạn trẻ sinh viên. Ba chúng tôi ngồi bàn cuối cùng, phần vì lớn tuổi, phần do thói quen"có độ là ta cứ ta về". Nhưng chẳng phải vì có bằng cấp, hay lên lương lậu gì, học để có mà xài nên bọn tôi khá nghiêm túc.
Một hôm bước vào lớp không phải là ông giáo già mọi khi mà là một cô giáo trẻ. Cô dạy thay cho thày giáo già chuyển sang trường khác. Không khí ở lớp học dường như thay đổi hẳn. Nhất là bàn học sinh cá biệt ở cuối lớp. Ai cũng đi học đúng giờ và chẳng có ai chuồn về sớm.
Phải nói cô giáo mới của lớp tôi khá xinh. Cô tên Dung. Ngoài nét đáng yêu và vẻ hiền hoà của tà áo dài cô thường mặc lên lớp, giọng con gái Hà Nội lâu lắm mới được nghe nhẹ nhàng và êm ái như đã muốn hớp hồn tôi, một chàng lãng tử ngoài "băm" nhưng ham chơi quên cả chuyện gia đình.
Dịp ấy nhân ngày 20 tháng Mười Một, ngoài lẵng hoa của lớp học, trên bàn cô còn có một giỏ hoa lan nhỏ của riêng tôi tặng cô. Cũng đã có những dòng suy nghĩ là lạ trong tôi. Rồi một chiều tan lớp đợi mọi người về hết tôi đặt vấn đề tôi cần phụ đạo về ngữ pháp. Không ngờ cô thật vui vẻ: "Em còn giờ rảnh vào thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần, anh cũng cần luyện nhiều về ngữ pháp. Hay thứ Bảy này anh đến đi, nhà em ở đường Nguyễn Trọng Tuyển- Phú Nhuận, anh đến hẻm Chùa đi thẳng nhà em ở cuối hẻm.
Lòng mừng khấp khởi, tôi chuẩn bị tất cả những gì có thể chuẩn bị được để thứ Bảy này đến nhà cô giáo. Nhà cũng dễ tìm. Căn nhà nhỏ cuối con hẻm bình dân nhưng sạch sẽ và yên bình. Nhưng tôi bỗng chựng lại khi nghe thấy trong nhà như có tiếng người nói chuyện. Ơ kìa, cô giáo Dung của tôi đang tay trong tay với một người, nửa như cái nắm tay thân thiết, nửa như cái bắt tay tạm biệt. Là "tay" cùng bàn với tôi, là "tay" làm việc ở quận uỷ chứ ai! Như một kẻ ăn vụng sợ người ta nhìn thấy, tôi chạy trốn. Vẫn tắt máy xe tôi nhẹ nhàng dẫn bộ dông tới đầu hẻm mới dừng lại thở. Nhưng Trời ạ, lại chuyện gì ở đây thế này? Lù lù trước mặt tôi là Chiến, thằng bạn học ngồi kế tôi ở lớp. Nó cười toe toét: "Đằng ấy đi đâu đấy?" Tôi qua loa: "Tính đi phụ đạo...mà thôi..." Mặt tôi bỗng nóng ran lên, tôi nói như quát vào mặt nó: "Mẹ kiếp, về thôi, còn may đấy. Thật...nhục hơn quan huyện" rồi đạp máy xe phóng thẳng, còn kịp nghe tiếng nó: "Ơ! ơ!...cái gì đấy".
Ngày hôm sau đến lớp học ba thằng bàn cuối chẳng nói vói nhau câu nào. Liếc ngang thỉnh thoảng thằng Chiến tủm tỉm cười một mình. Giờ giải lao tôi lại gần nó: "Cười cái đ. gì?" Nó bỗng cười rũ ra và vào lớp dọn dẹp sách vở rồi bắt tay tôi: " Tớ chuồn đây". Cái bắt tay nói với tôi rằng nó nghỉ luôn. Tôi cứ chờ cô giáo của tôi hỏi sao Thứ Bảy không tới...nhưng suốt buổi học cô nhìn tôi như chưa hề quen. Cuối giờ khi mọi người đã về hết tôi còn nấn ná ở bàn cuối. Cô giáo Dung của tôi từ bục giảng ngang qua mà như không thấy. Cái mặt sường sượng của tôi như đông cứng lại. Xếp bút nghiên, tôi bỏ luôn cái lớp học tiếng Anh mới qua được có nửa kỳ.
Mãi về sau này tôi vẫn không lý giải được tình huống lạ lùng xảy ra ở nhà cô giáo Dung hôm ấy. Cô giáo trẻ của tôi làm sao có thể như cô Hến được. Thì một sự ngẫu nhiên của bốn con người ư? Sao lại có sự ngẫu nhiên tai hại đến thế nhỉ!
Đỗ Nghĩa
2 nhận xét:
Trong mỗi người đàn bà đều có chút thị hến, trong mỗi người đàn ông thì còn tệ hơn:có cả nghêu, sò và ốc. Vấn đề là phát tác lúc nào và khi nào mà thôi.
Chuyện xưa lúc nào cũng là ngững kỷ niệm đẹp.nhưng bao giờ cho đến ngày xưa...
Thiếu can đảm phải sông vào xem thễ nào ? thì bây giờ khỏi phải băn khoân.
Nói chơi vậy thôi chứ thật ra trong một con người có nhiều con người. Sĩ diện, tự trọng, kiêu ngạo...đúng vào lúc nào đó cái này nó át cái kia khó nói trước được
Đăng nhận xét