Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Tin vui

Con gái của Thanh Bình Cơ khí Ôtô K13 tổ chức cưới vào hồi 17h ngày 2/4/2008 tại 11 Lê Hồng Phong, Hà nội. Mời tất cả các bạn đến dự.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2008

Câu chuyện thứ 5 : Cascader và Tôi

Hồi học phổ thông Tôi là học sinh giỏi, nhất là sau khi bị đúp lớp 4 . Khi đang học lớp 4 vào lúc thi tốt nghiệp Tôi phải đi viện mổ, sau đó là đi sơ tán , thế là tăng ca. Từ đó Tôi học giỏi hẳn, chắc là lắm vững được kiến thức cơ bản. sang những năm học cấp II, lúc học lớp 6 Tôi thi học sinh giỏi toán ở huyện Từ Liêm và được giải khuyến khích, đến năm lớp 7 ở trường Trưng Vương Tôi thi toán được giải 3 khu Hoàn Kiếm (nay là quận HK). Đấy là các môn tự nhiên còn các môn XH Tôi rấ kém, đặc biệt là ngoài ngữ
Theo Tôi học ngoại ngữ cũng như ăn muối, mỗi ngày một nhúm, sau một thời gian người nào ăn được nhiều có thể ăn được một thúng, có người được một rổ, có người chỉ được một bát (nói chung là đều và hết sức kiên chì) riêng Tôi vì sợ đời con về sau khát nước (hi hi..) nên Tôi rất lười ăn muối và tự xếp mình vào loại thứ 3.
Trở lại hồi học ở trường GT môn học tiếng Nga gần như Tôi sưu tập chọn bộ. Thế là vào một mùa hè như mọi hè .... Lúc đó Tôi có Anh bạn học ở trường ĐH KTQD, nghe nó quỏang cáo nó học tốt ngoại ngữ và sẵn sàng làm Cascader (ng đóng thế) cả hai nhất trí và đến hẹn ban Tôi cầm thẻ SV của Tôi hiên ngang tiến vào phong thi với lời dặn của "đạo diễn" cấm được ra sớm kể cả là làm xong bàì. Rất nhiều các bạn k15, k14 cùng cảnh ngộ đứng đó trố cả mắt, vì chỉ trong có vòng một tuần bạn mình cao hơn trước gần một đầu (lúc đó tôi cũng đứng đấy). Trước khi hết giờ 20 phút bạn Tôi ra :"Tao làm xong rồi, ngồi trong đó chán quá". Kết quả lần ấy là téc (đến bây giờ thỉnh thoảng 2 thằng bọn tôi ngồi với nhau nó vẫn thắc mắc kh hiểu tại sao lại thế ?)
Lần thi thứ 2 qua môi giới Tôi lại gặp Cascader # tay này đang học ĐHBK tên là Cường đã có 2 năm ở Nga . Chiều hôm đó sau bữa cơm Tôi và người môi giới (H con) sang BK đón "diễn viên". Tối về KTX ra hang nước chè đến 21h30 về ngủ . 22h Cascader tỉnh dậy noí:"Tôi về đây, ở đây rệp quá Tôi kh ngủ được ,ngày mai Tôi đến sớm, Ông yên tâm ". Nhà Anh ta ở Bắc Ninh mà Anh đó lại đi xe đạp
Sáng hôm sau Tôi dậy sớm và đứng mong mẹ về chợ ! 7h Anh ta xuất hiện và tuyên bố:" tôi đi lúc 4h". cả 2 ăn bánh cuốn và sang Cầu giấy thi
Cường vào thi Nga
Tôi bảo vệ bài tập lớn.
Cuối cùng cả 2 môn cùng qua
Thi xong tôi cứ nghĩ nếu giáo vụ tập chung bài vào thì không hiểu vì sao trong cùng một giờ Tôi có thể thi được 2 môn .
Cái đó trong binh pháp của Tôn Tử gọi là: " ve sầu thoát xác" phải không các bạn?



Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008

Chứng khoán - được và mất

Nhiều nhà đầu tư hiện nay như con sói đói lả, kiên trì rình rập,nó cực nguy hiểm khi con mồi xuất hiện. Thêm một ngày giá giảm, cơn đói của nó lại cồn cào hơn, Nó luôn tưởng tượng lúc nó nhảy xổ ra nuốt sống con mồi… Nhưng con mồi còn bé lắm. Hãy chờ thêm; Lại thêm một ngày giá giảm, cơn đói lại càng cồn cào. Nó lại tưởng tượng. Nhưng lại chờ thêm…
Đó là sự chờ đợi khắc khoải với nhiều tin xấu, như lạm phát,thắt chặt tiền tệ… Nền kinh tế thực sự rung động, bắt đầu là sốc thanh khoản, là siêu lãi suất, là siêu chênh lệch tỷ giá…
Thật trớ trêu ; TTCK được xem là kênh huy động vốn của nền kinh tế nay trở thành kênh thoát vốn của nhiều ngân hàng, nhiều tổ chức tài chính. Khi VN-Index tuột dốc, giảm sâu dưới 500 đ. Cơ hội duy nhất để CK dừng giảm có lẽ phải nhờ vào hảo tâm của các nhà tài phiệt không bán sàn và các nhà đầu tư cứ mua vào một cách “duy ý chí”.
Nhưng cho đến bao giờ ? Vẫn là một câu hỏi lớn cho các con sói đói…

Thị trường chứng khoán nhiều ngày nay là nơi xếp hàng để mong bán được cổ phiếu, là nơi bảng điện tử đem lại nỗi sợ hãi hơn các cảnh phim kinh dị, là nơi sự đổ vỡ được cảm nhận chân thực đến buốt lòng . Đó cũng là nơi những khoản tiền ngày một teo tóp đi một cách đã được biết trước. Là nơi mất tiền , mất nhiều tiền ; Và hơn thế , đó là nơi niềm tin cũng có thể bị đánh cắp.
Nối tiếp những ngày tụt dốc thảm hại .VN – Index bỏ qua mốc 500 điểm, đang nhằm mốc 400 điểm để tiến tới …Những người bi quan nhất trước đây 1 năm cũng không thể tưởng tượng ra nổi. Nhiều cuộc tháo chạytốn công đến mức khiến cho người ta thậm trí còn không đủ sức để mà tháo chạy…
Rất dễ thông cảm với sự bi quan của các nhà ĐT nhỏ cũng như to khi chứng kiến khoản đầu tư của mình cứ teo tóp rất nhanh. Thị trường đã chơi một trò chơi rất tinh quái.
Thất vọng ? Không có gì khó hiểu ! Nhưng tuyệt vọng ? Câu trả lời xin để đến phần tiếp theo…

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

NGHÊU, SÒ, ỐC......HẾN !

Chuyện về cô giáo của tôi và ba cậu học sinh cá biệt của lớp học tiếng Anh năm ấy. Nhưng chuyện liên quan một tý đến một thằng em dại nên cũng kể về cậu ấy một ít.

Quốc Dũng là thằng em dại của đội chúng tôi từ hồi cậu ấy nhỏ xíu cho đến mãi sau này. Hồi bé lúc còn ở Hà nội,khu 3B Ông Ích Khiêm trước khi đi sơ tán cậu ta là thành viên của đám trẻ con quậy phá nhiều trò trong khu. Nhớ nhất là chuyện cậu thường canh gác người lớn cho đám chúng tôi nhảy vào bơi lội trong hồ nước công cộng của khu tập thể. Sau này những năm 80 Dũng cũng đu theo mấy anh Trỗi xuống miền Tây đánh thuê cho đội tàu biển tỉnh Hậu Giang. Cậu là út trong gia đình Quốc Thái, Quốc Bình(bạn trường Trỗi của tôi).

Năm ấy tôi và Dũng đi chung con tàu mang tên Tây Đô chạy loanh quanh Đông Nam Á. Không nói về công việc, trong cuộc sống hàng ngày cậu thưòng vui đùa tếu táo với mọi người và lúc nào cũng gặp cậu cũng thấy nụ cười thường trực trên môi. Cười hoài có lúc thấy ghét nhưng khi sóng to gió lớn, say sóng mềm người nhìn cậu cười nói hay đi hầu ông anh ly cafe cũng thấy ấm lòng.
Lần ấy tàu chúng tôi trả hàng ở Penang, một hòn đảo xinh đẹp ở bờ Tây Malayxia. Như thường lệ hôm ấy Dũng rủ tôi đi bờ chơi và mua sắm trước khi về nước. Buổi chiều trôi nhanh, tôi hối cậu về cho kịp chuyến đò đại lý kẻo trễ lại tốn tiền thuê đò ngoài. Trên đường về cậu bỗng tạt vào một cửa hiệu quần áo bên đường. Cậu ta hỏi mua một cái áo. Tôi đứng chờ cậu ngoài cửa nghe tay chủ tiệm người Hoa béo mập nói:"thirteen"(13) còn Dũng ta trả giá: "twenty"(20). Giời ạ, mới dợm bước chân vào thì nghe tay chủ tiệm cười lớn và nói cũng lớn:"Oke là,oke là..." Cậu đếm tiền xoẹt xoẹt rồi kéo tôi đi. Thấy cái áo cũng đẹp nghĩ mình nghe nhầm, nên thôi.
Tối đến ở tàu Dũng ta mang áo ra khoe mọi người. Có cậu đầu bếp ở tàu tên Hải cũng mang chiếc áo hệt vậy,chỉ khác màu:"Em mới mua chiếc này" Dũng hỏi "Nhiêu?" "Có 10 đồng hà". Cái miệng cậu ta đang cười cười bỗng từ từ méo xẹo. Tôi ôm bụng mà cười, cậu quê kéo tôi ngay về phòng và bảo:"Thằng béo này đểu anh ạ, nó lừa em. Chắc mai phải lên phố bắt đền." Tôi vẫn cười:"Không phải nó đểu đâu em ơi, tại mình dốt.Dốt tiếng Anh. Nó nói "thớt-tin" cho mày trả giá 10 đồng nó bán. Lỗ tai mày nghe "thớt ty" nên mày trả nó 20 đồng, phải tao cũng sẽ "oke là..." chứ nói gì nó. Cậu quê quá về phòng mình hồi sau ấm ức thế nào lại sang phòng tôi thủ thỉ:"Anh ạ, kỳ này nghỉ phép phải đi học tiếng Anh thôi".

Mà học thật.
Sau chuyến ấy tôi và Dũng nghỉ phép. Nghề tàu biển mỗi lần nghỉ phép cũng được vài ba tháng."Nghỉ ngơi đi một tý, rồi lo mà lấy vợ đi, ba mấy rồi!" Mẹ tôi bảo tôi.

Tôi đăng ký vào học một lớp tiếng Anh ở trường Lê Quí Đôn Q3. Lớp học do một ông giáo già phụ trách. Lớp có khoảng 20 người. Ngoài ba học sinh lớn có tôi, một anh bạn tên Chiến đồng nghiệp nhưng ở một công ty khác và một anh đứng tuổi công tác ở Quận uỷ quận Nhất theo như lời anh ta giới thiệu, còn hầu hết là các bạn trẻ sinh viên. Ba chúng tôi ngồi bàn cuối cùng, phần vì lớn tuổi, phần do thói quen"có độ là ta cứ ta về". Nhưng chẳng phải vì có bằng cấp, hay lên lương lậu gì, học để có mà xài nên bọn tôi khá nghiêm túc.
Một hôm bước vào lớp không phải là ông giáo già mọi khi mà là một cô giáo trẻ. Cô dạy thay cho thày giáo già chuyển sang trường khác. Không khí ở lớp học dường như thay đổi hẳn. Nhất là bàn học sinh cá biệt ở cuối lớp. Ai cũng đi học đúng giờ và chẳng có ai chuồn về sớm.
Phải nói cô giáo mới của lớp tôi khá xinh. Cô tên Dung. Ngoài nét đáng yêu và vẻ hiền hoà của tà áo dài cô thường mặc lên lớp, giọng con gái Hà Nội lâu lắm mới được nghe nhẹ nhàng và êm ái như đã muốn hớp hồn tôi, một chàng lãng tử ngoài "băm" nhưng ham chơi quên cả chuyện gia đình.
Dịp ấy nhân ngày 20 tháng Mười Một, ngoài lẵng hoa của lớp học, trên bàn cô còn có một giỏ hoa lan nhỏ của riêng tôi tặng cô. Cũng đã có những dòng suy nghĩ là lạ trong tôi. Rồi một chiều tan lớp đợi mọi người về hết tôi đặt vấn đề tôi cần phụ đạo về ngữ pháp. Không ngờ cô thật vui vẻ: "Em còn giờ rảnh vào thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần, anh cũng cần luyện nhiều về ngữ pháp. Hay thứ Bảy này anh đến đi, nhà em ở đường Nguyễn Trọng Tuyển- Phú Nhuận, anh đến hẻm Chùa đi thẳng nhà em ở cuối hẻm.
Lòng mừng khấp khởi, tôi chuẩn bị tất cả những gì có thể chuẩn bị được để thứ Bảy này đến nhà cô giáo. Nhà cũng dễ tìm. Căn nhà nhỏ cuối con hẻm bình dân nhưng sạch sẽ và yên bình. Nhưng tôi bỗng chựng lại khi nghe thấy trong nhà như có tiếng người nói chuyện. Ơ kìa, cô giáo Dung của tôi đang tay trong tay với một người, nửa như cái nắm tay thân thiết, nửa như cái bắt tay tạm biệt. Là "tay" cùng bàn với tôi, là "tay" làm việc ở quận uỷ chứ ai! Như một kẻ ăn vụng sợ người ta nhìn thấy, tôi chạy trốn. Vẫn tắt máy xe tôi nhẹ nhàng dẫn bộ dông tới đầu hẻm mới dừng lại thở. Nhưng Trời ạ, lại chuyện gì ở đây thế này? Lù lù trước mặt tôi là Chiến, thằng bạn học ngồi kế tôi ở lớp. Nó cười toe toét: "Đằng ấy đi đâu đấy?" Tôi qua loa: "Tính đi phụ đạo...mà thôi..." Mặt tôi bỗng nóng ran lên, tôi nói như quát vào mặt nó: "Mẹ kiếp, về thôi, còn may đấy. Thật...nhục hơn quan huyện" rồi đạp máy xe phóng thẳng, còn kịp nghe tiếng nó: "Ơ! ơ!...cái gì đấy".

Ngày hôm sau đến lớp học ba thằng bàn cuối chẳng nói vói nhau câu nào. Liếc ngang thỉnh thoảng thằng Chiến tủm tỉm cười một mình. Giờ giải lao tôi lại gần nó: "Cười cái đ. gì?" Nó bỗng cười rũ ra và vào lớp dọn dẹp sách vở rồi bắt tay tôi: " Tớ chuồn đây". Cái bắt tay nói với tôi rằng nó nghỉ luôn. Tôi cứ chờ cô giáo của tôi hỏi sao Thứ Bảy không tới...nhưng suốt buổi học cô nhìn tôi như chưa hề quen. Cuối giờ khi mọi người đã về hết tôi còn nấn ná ở bàn cuối. Cô giáo Dung của tôi từ bục giảng ngang qua mà như không thấy. Cái mặt sường sượng của tôi như đông cứng lại. Xếp bút nghiên, tôi bỏ luôn cái lớp học tiếng Anh mới qua được có nửa kỳ.

Mãi về sau này tôi vẫn không lý giải được tình huống lạ lùng xảy ra ở nhà cô giáo Dung hôm ấy. Cô giáo trẻ của tôi làm sao có thể như cô Hến được. Thì một sự ngẫu nhiên của bốn con người ư? Sao lại có sự ngẫu nhiên tai hại đến thế nhỉ!

Đỗ Nghĩa

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2008

Nhất vợ - nhì trời

“Nhất vợ, nhì trời” ấy là câu cửa miệng của những người biết “tôn vinh” vợ mình. Thế nhưng hình hài của những người đó là như thế nào, khó ai có thể hình dung được. May thay, có một bài thơ vô danh tôi nhặt được trên đường đi uống bia về chiều ngày 8 -3 năm rồi đã vẽ được chân dung người đó. Mạo muội chia vui cùng các bạn.

Định nghĩa Vợ

Hôm nay ngày 8 tháng 3
Không biết định nghĩa vợ là gì đây
Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng
Vợ là một đóa hoa hồng
Vợ là sư tử Hà đông trong nhà
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng
Nhiều người nhờ vợ nên ông
Nhiều anh vì vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những nguồn thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chút men say
Là nước hoa ngoại làm ngây lòng người
Vợ là nụ ,vợ là hoa
Vợ là chồi biếc,vợ là mùa xuân
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là gió mát đêm hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông
Vợ là chỗ dựa của chồng
Nhiều anh dám bảo vợ không là gì
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu
Việc nhà có vợ công đầu
Nấu cơm nấu nước pha trà rửa rau
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là cát xét, vợ là tivi
Vợ là làn điệu dân ca
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là nội lực làm nên cơ đồ
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường
Vợ là cô tấm thảo hiền
Vợ là cô cám hám tiền ham chơi
Vợ là con phật cháu trời
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian
Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là cơm tám của thằng cha láng giềng…

Bức ảnh vui.: xin chào tất cả mọi người

Một đề nghị nhỏ

Hôm nọ có đọc một bài của Igo nghe nói KTX khoa cơ khí sắp đập đi để làm dự an nhà cao tầng.
Vinh làm ở gần đấy lúc nào rỗi ra chụp mấy kiểu ảnh, ở các góc độ khác nhau , đưa lên blog để các bạn gần xa không có điều kiện đi qua còn chiếm ngưỡng

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2008

Ngày nối dài đêm

Đêm về muộn, sáng nghỉ đến sở- mở blog xem - viết bài chơi,các bạn xem vậy :

Dường như tồn tại một quy luật: nơi nào có hoạt động sống càng kéo dài , nơi đó có cuộc sống càng phong phú và phát triển không ngừng. Có lần gần đây trong cuộc nói chuyện với bạn phổ thông đã nhớ lại đêm Hà nội trước kia hơn chục năm: " Hồi đó mỗi lần xuống phố vào buổi tối , chỉ mới chừng 8 giờ thôi mà phố phường đã vắng ngơ ngắt , nhà nhà kín cửa..." Nay, Hà Nội đã khác xa, tiến dần đến một thành phố của đêm không ngủ. Sài gòn còn hơn thế ,hầu như không còn đêm nữa, mà đêm đã là sự nối dài của ngày , bóng tối bị đẩy lùi bởi ánh đèn cao áp, bởi nhịp sống hôm nay.
Hà Nội của ngày xưa chưa xa, HN của những tiếng rao đêm lảnh lót ngân dài dọc trên phố vắng , tiến còi tàu xé tan màn đêm. Những phố cổ lặng thầm tĩnh mịch cho hương hoa sữa quyện lại quấn quýt bước chân. Hà nội nay đang say mê nói với nhau về KT trí thức , về kỹ thuật số , về niềm hăng say của sức trẻ. Khong ai còn đủ thời gian mà ngãm nghĩ. Tất cả cứ quấn theovòng quay, tất cả đang hối hả sống và làm việc. Sống ngày chưa đủ tranh thủ sống lấn sang đêm. Đời người vì thế mà nối dài,sống nhiều cuộc đời trong một cuộc đời .Nó chứng tỏ một XH đang vận hành mãnh liệt, cuộc sống đêm là thước đo tầm vóc,nhịp độ phát triển của một đô thị. Là thước đo của sức trẻ một đất nước .
Khi ta khép cửa tạm biệt một ngày, xin hãy nhớ vẫn còn một cuộc sống nữa đang diễn ra bên ngoài kia...
Với anh em cựu SVĐHGT xin hãy nhớ còn đâu ngày ở ký túc xá "Láng hạ".Nó chỉ còn ở trong trái tim từng người mà thôi. Xin hãy nhớ cuối năm 2008 ký túc xá đượ dỡ bỏ để xây dựng 1khu mới ...

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008

Thông báo

Hôm qua 16/3/2008. Tại Sài gòn, Phong "tĩn" cùng Đỗ Nghĩa "tập huấn" IT tại nhà anh trai của PT.

Sau một hồi "tập huấn" là cuộc nhậu được tổ chức tại chỗ. Sau đó ĐN đã gọi ĐT và nói chuyện với tôi, nối máy với Phong, Phong thông báo là 3 ngày nữa sẽ có mặt tại Hà nội. Kính báo để anh em biết.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

Câu chuyện thứ 4 : Điệu Hổ ly sơn

Chuyện kể rằng, ngày xửa, ngày xưa ở lớp Ôtô k15 có một anh cán bộ đi học tên là Ch học hết năm thứ nhất Anh cảm thấy mình học chưa được kỹ. Vì vậy anh chuyển xuống k16, anh Ch người tuy bé nhỏ, nhưng Anh rất thông minh và vui tính vì vậy bạn bè rất yêu quí, sẵn sàng giúp Anh khi cần.
Hình như ở khóa này xét về phong thủy có vẻ rất hợp với Anh do vậy việc học hành của Anh không những trôi trẩy mà thời gian đó Anh còn găp được một thiếu nữ xinh đẹp, ngoài ra chiều cao của Chị có phần nhỉnh hơn Anh một chút.
Buổi gặp đầu tiên rất quan trọng... ! để tăng phần tự tin, có lẽ phải tăng chiều cao nên một chút.
Làm thế nào bây gìờ ?
Vào những năm thập kỷ 70 nước ta còn rất nhiều khó khăn, tất cả mọi thứ đều được mua bán qua hệ thống tem phiếu, việc tăng thêm chiều cao là cả một vấn đề.
Cũng vào năm đó ở lớp Anh mới xuất hiện một nhân vật mới từ phương trời "Tây" trở về. Anh này cũng hơi thấp nhưng chông rất "ngầu" đi học bằng xe cuốc, mặc cả cây bò, chân dập một đôi "sục" Thủy Điển (như minh tinh màn bạc)
Anh Ch và các bạn quyết định mượn đôi "sục".
Ngày hôm đó Anh trở về nhà lau sạch sẽ và mời "minh tinh" đến chơi. Khi minh tinh trở về Anh tặng bạn một đôi dép...
Tối hôm đó anh Ch đi với người đẹp bằng đôi sục, và buổi gặp mặt đó nghe đâu đã thành công mỹ mãn. Sau này hai Anh Chị đã nên vợ chồng
Bây giờ Anh đã có cháu và chắc năm nay Anh cũng đến tuổi hưu.

"OFF" ấm áp.

Cuộc sống online đã mang đến cho chúng ta không ít ý nghĩa trong cuộc sống. Nhưng thật sự mà nói vẫn không thể nào thay thế được thế giới thật ngoài đời, nơi con người được thể hiện cảm xúc thật, được yêu thương, được quan tâm bằng hành động cụ thể, được hòa mình vào thiên nhiên luôn căng tràn nhựa sống.
Một khía cạnh nào đó, cuộc online là tấm gương của cuộc sống thực. Vì thế nhu cầu gặp mặt ngoài đời (offline) giữa các thành viên gần như là một điều tất yếu. Có rất nhiều người bạn chỉ biết nhau qua mạng, sau đó có các lần hẹn đi chơi cùng nhau. Những khoảng khắc đã đưa thế giới ảo đến với thế giới thực. Đi từ cuộc sống số đến với cuộc sống muôn màu.
Phần lớn các buổi offline xuất phát từ các diễn đàn, foroom, các blog tập thể… Qua các buổi như thế tất cả những gì tốt đẹp trong thế giới ảo sẽ được trải nghiệm thực sự ngoài cuộc đời, giúp cho thế giới online hoàn thiện hơn. Nhưng để tìm một hướng đi cho một diễn đàn ,một blog tập thể không đơn giản, tìm cho nó một môi trường hoạt động offline thực sự có ý nghĩa lại càng khó hơn bội phần. Dường như nó vẫn đòi hỏi sự hòa nhập và tính cộng đồng cao hơn nữa.
Chúng ta đã, đang và sẽ chỉ dùng internet như một công cụ. Hãy xem cuộc sống online là một chất xúc tác làm cho cuộc sống offline thêm phong phú, gần gũi và thân thiện hơn.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2008

" ON" phong phú

Trong cuộc sống ngày nay không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT), những ứng dụng hữu ích của mạng Intenet. Cuộc sống số ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng hơn bao giờ hết. Một không khí mới dễ dàng cuốn chúng ta vào “mê hồn trận” của thế giới ảo mà lại rất thực, đầy những khám phá & bí ẩn. Từ báo online, âm nhạc online, xem phim, tìm việc, đào tạo online… rồi đến email, chat, blog, diễn đàn trao đổi học hỏi … có thể nói cuộc sống online luôn luôn phong phú, đầy màu sắc và vô cùng năng động…
Không thể phủ nhận rằng cuộc sống online giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều tiền của và thời gian. Chỉ cần click chuột là mọi thông tin đều được cập nhật và phổ biến nhanh chóng. Chính nhờ cuộc sống online mà chúng ta không trở nên lạc hậu, học hỏi được nhiều hơn. Cuộc sống online còn giúp khoảng cách giữu con người được thu hẹp lại. Dù bạn là ai, sống trong hoàn cảnh nào, ở bất cứ nơi đâu vẫn có thể dễ dàng cùng nhau chia xẻ, tìm hiểu, giao lưu hay cùng thảo luận về một vấn đề nào đó. Có thể là một vấn đề lớn lao mang tính văn hóa, cộng đồng, nhưng cũng có thể là đơn giản chỉ là một niềm đam mê, một sở thích …
Mỗi ngày list bạn bè online càng dài hơn. Thật dẽ chịu khi được tâm sự với người bạn trên mạng. thực chất cuộc sống online không phải là ảo, không phải là thế giới khác, đó chẳng qua chỉ là một công cụ người ta sử dụng, cách người ta dùng nó…Có ai dám chắc rằng ở ngoài đời thực bạn chỉ gặp những người bạn chân thành và thật lòng, ai dám khẳng định những người ngoài đời thực sẽ không bao giờ nói dối ?
Hàng ngày chúng ta vẫn vui vẻ khi nhận đượcnhững mess, những comment, những lời thăm hỏi, lời chúc mừng từ những người bạn quý – đôi khi còn chưa biết mặt. Hãy xích lại gần nhau hơn ./.

Bài tiếp theo: “ OFF “ ấm áp

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2008

Câu chuyện thứ 3 : Thuê phòng giá rẻ

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, có 3 SV ĐHGT là: Nghiêm, Hiếu, Vượng. Một phần vì thiếu trách nhiệm với bản thân, nhiều phần vì VLC là chính nên đã để lại một số tài sản khá lớn của năm đó. Để tiêu số tải sản đó, họ quyết định ở lại trường vào mùa hè năm 1975.
Thế là Họ lấy gạch làm bếp, vở cũ làm củi nấu mì ăn qua ngày, màn lúc nào cũng treo, trên đình màn là quần áo cũ và mới lẫn lộn. Nhưng không sao ở lại để luyện công là chính. Việc nấu nướng thì đã được phân công nhưng việc vệ sinh phòng thì quên. Cứ thế chẳng mấy chốc mùa hè cũng sắp qua, hố rác (phòng) cũng thêm đầy và bốc mùi.
Làm thế nào để trả lại phòng cho Anh Bằng?
Thế là vào một buổi sáng thứ sáu hôm đó, Họ có khách ở quê mới lên trường sớm . A ta tên là Th thổ sau một hồi hàn huyên, Th thổ đề nghị buổi tối các bạn đi chỗ khắc chơi, tôi muợn phòng để tâm sự với người nhà.
Bạn cần thì phải chiều thôi, tối hôm đó 3 chúng tôi lên đường ra chị "Giảng" đến 23h mới về .
Lạ kỳ không, "Cô Tấm" bước ở đâu ra vậy? phòng được dọn dẹp gọn gàng, anh bạn Th thổ cũng biến mất không thấy đâu ( ở hiền gặp lành phải không các bạn). Ngày mai có thể hiên ngang gặp anh Bằng
- Th ơi ! nếu bạn đọc bài này, mà có ảnh "cô Tấm" thì gửi lên Blog nhé.... (tất nhiên là ảnh cô Tấm ngày xưa còn bây giờ thì thôi)
- Chỉ mới đấy thôi , mà đã cách hơn 30 năm rồi. Bây giờ 3 đữa chúng tôi : thằng thì ở VN, thằng thì ở nước ngoài, thằng thì ở "hành tinh khác" ( hy vọng ở trên cao đó cũng có Blog cựu SV ĐHGT)

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2008

"Cậu em" Trưởng ban liên lạc

Trong số anh em cựu sinh viên Đại học giao thông (CSVĐHGT) thường xuyên hay gặp nhau, có một “cậu em” tuy ít tuổi nhất nhưng lại là trung tâm của mọi sự liên hệ. Bất cứ ai có việc cần gặp gỡ nhau, cần liên hệ gì hoặc cần tụ tập nhau lại ôn chuyện cũ thời sinh viên thì tất cả mọi thông tin đều được cậu xử lý và giải quyết nhanh chóng. Không cần phải “bầu bán” gì cho phức tạp, tất cả mọi người đều nhất trí, tôn trọng và coi cậu như một “Trưởng ban” ban liên lạc của CSVĐHGT. Tuy ít tuổi nhất trong nhóm, nhưng ai cũng tôn trọng và quí cậu vì cách sống, cách cư xử có trên có dưới, có trước có sau của cậu. Đó là Lân cựu sinh viên lớp Cơ khí ôtô K16. Anh em có nhất trí với nhận xét của tôi không? Nếu nhất trí thì các bạn cho ý kiến "biểu quyết".

TIN VUI

Sáng nay chủ nhật mùng 8 tháng 3, tôi đến thăm chị Nguyệt Thu cựu sv lớp toa xe 13. Sau ca phẫu thuật chị đã khá hơn. Đang hồi phục!

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2008

Thành viên mới

Tôi là Việt Hằng lớp Máy xây dựng K13. Chào các bạn cựu sinh viên ĐHGT đường sắt & đường bộ.