Một cậu bé hỏi mẹ:
- Tại sao mẹ lại khóc?
Người mẹ đáp:
- Vì mẹ là một phụ nữ.
- Con không hiểu - Cậu bé thốt lên.
Người mẹ ôm chặt con và âu yếm:
- Con không bao giờ hiểu được, nhưng nó là như thế đấy...
Thời gian trôi đi, cậu bé lại hỏi cha:
- Tại sao mẹ lại khóc hở cha?
- Tất cả phụ nữ đều như thế, con yêu ạ - người cha mỉm cười đáp.
Cậu bé lớn dần lên và khi trở thành một người đàn ông, anh vẫn thường tự hỏi: "Tại sao phụ nữ lại khóc?".
Cuối cùng anh tìm đến một nhà hiền triết. Nghe hỏi, nhà hiền triết ôn tồn nói: "Khi Thượng đế tạo ra người phụ nữ, người phải làm cho họ thật đặc sắc. Người làm cho đôi bờ vai họ cứng cáp để che chở được cả thế giới, đôi tay họ mát lành để che chở sự yêu thương, và người cho họ một sức mạnh tiềm ẩn để mang nặng đẻ đau.
Người cho họ một sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình, người thân, bạn bè ngay cả những lúc mọi người dường như buông trôi, và dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa họ không bao giờ than thở... Người cho họ tình cảm để họ yêu thương con cái ở mọi nghĩa trên đời, ngay cả những lúc con cái họ gây cho họ đau khổ.
Người cho họ sức mạnh để chăm sóc người chồng của họ, tránh vấp ngã vì người tạo dựng họ từ những xương sườn của người đàn ông để bảo vệ trái tim anh ta... Người cho họ sự khôn ngoan để biết rằng một người chồng tốt sẽ không bao giờ làm tổn thương vợ mình, hiểu rõ sự chịu đựng của người phụ nữ và cô ta luôn thấp thoáng sau mỗi thành công của người chồng.
Để làm được những việc nhọc nhằn đó, người cũng đã cho họ giọt nước mắt để rơi, để họ sử dụng bất cứ lúc nào và đấy là điểm yếu duy nhất của họ. Khi con thấy họ khóc, hãy nói với họ con yêu họ biết bao và nếu họ vẫn khóc, con hãy làm trái tim họ được bình yên".
Sưu tầm
Chú ý: Bài đăng và nhận xét không được vi phạm về Pháp luật và Văn hoá Việt Nam.
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009
Sự Trung thực
Sự trung thực có thể được định nghĩa đơn giản là 'không nói dối'.
Đúng vậy, chúng ta vẫn thường cho rằng chữ trung thực luôn được đề cập trong mối quan hệ giữa người với người. Trung thực trong kinh doanh nghĩa là không bán hàng gian hàng dở, không quịt nợ. Trung thực trong thi cử là không được sử dụng tài liệu, không được quay cóp.
Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến chữ trung thực hướng nội hơn một chút, đó là trung thực trong mối quan hệ giữa ta và bản thân.
Ai trong chúng ta đều đã phạm sai lầm. Sai lầm dù là lớn hay nhỏ, một mình ta biết hay rất nhiều người biết, thì cũng nên được nhìn nhận một cách trung thực. Chúng ta chẳng cần phải lớn tiếng nói về sai lầm của mình với người xung quanh, vì chẳng ai muốn 'vạch áo cho người xem lưng cả'. Nhưng đối với bản thân, thì chúng ta cần nên trung thực mà đối diện với nó. Phật giáo dạy rằng chỉ khi ta trung thực để biết mình không hoàn hảo và mắc sai phạm, thì lúc đó ta mới sửa được mình mà trở nên hoàn hảo. Sự hoàn hảo là cái 'được' khi ta sống trung thực.
Ở xã hội ta hiện nay, lắm người chưng diện nhưng thực sự trong túi lại không có một đồng xu. Cũng có lắm kẻ phô trương sựhiểu biết, nhưng thực chất chẳng biết tí gì. Thông thường, sau những sự khoa trương đó, họ chỉ được những lời xu nịnh giả dối, hoặc sự ghen ghét dè biểu của người xung quanh. Cuối cùng, mỗi ngày, họ cũng chẳng hạnh phúc được hơn khi phải đối diện với thực tế phủ phàng của họ.
Khi sống trung thực với bản thân, ta không cần phải khua môi múa mép, ta thấy thanh thản vì ít bon chen. Trung thực với chính mình, là trung thực với người khác, ta lại nhận được sự chân thành và cảm thông. Và vì vậy ta có được hạnh phúc.
Tuy nhiên, nói thì có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế trước mắt thì rất khó để sống trung thực.
Khi ta sống trong một môi trường thiếu trung thực thì hoá ra sự trung thực của ta lại biến thành sự bất tuân và đáng bị trừng phạt. Khi cộng đồng hưởng ứng văn hoá 'dối trá', thì kẻ tôn sùng sự thật phải đứng giữa chọn lựa, trung thực với lương tâm hay làm theo cộng đồng.
Nếu ta chọn sống theo lương tâm, thì sự trung thực của ta có thể khiến ta bị đào thải khỏi cộng đồng, cái ta gặt hái được không phải là hạnh phúc hay sự hoàn hảo mà lại lại là sự trừng phạt cho cái bất tuân.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ.
Xã hội Việt Nam ta hiện nay vẫn đánh giá cao vai trò của số đông. Số đông nói đúng nghĩa là đúng. Số đông có thể biến việc làm sai thành đúng. Những kẻ nhỏ mọn dẫu có ý kiến đúng nhưng trái với số đông thì vẫn là sai. Người có bản lĩnh thì lên tiếng phản biện, nhưng lại bị trù dập.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ. Rõ ràng, ta chẳng được gì khi sống trung thực cả.
Ta không thích dối trá, nên ta sống trung thực. Ta cũng muốn sự trung thực của ta được công nhận, và sự dối trá bị trừng phạt.
Vì thế, ta cần môi trường xung quanh hưởng ứng lòng trung thực của ta. Ta muốn được nói và phản biện môi trường xung quanh khi ta thấy điều sai trái. Ta muốn tiếng nói lương tâm của ta được bày tỏ.
Vậy cuối cùng, 'sống trung thực, được gì?' Có lẽ câu trả lời sẽ là "để được sự cởi mở của xã hội, để lại được sống trung thực."
Đúng vậy, chúng ta vẫn thường cho rằng chữ trung thực luôn được đề cập trong mối quan hệ giữa người với người. Trung thực trong kinh doanh nghĩa là không bán hàng gian hàng dở, không quịt nợ. Trung thực trong thi cử là không được sử dụng tài liệu, không được quay cóp.
Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến chữ trung thực hướng nội hơn một chút, đó là trung thực trong mối quan hệ giữa ta và bản thân.
Ai trong chúng ta đều đã phạm sai lầm. Sai lầm dù là lớn hay nhỏ, một mình ta biết hay rất nhiều người biết, thì cũng nên được nhìn nhận một cách trung thực. Chúng ta chẳng cần phải lớn tiếng nói về sai lầm của mình với người xung quanh, vì chẳng ai muốn 'vạch áo cho người xem lưng cả'. Nhưng đối với bản thân, thì chúng ta cần nên trung thực mà đối diện với nó. Phật giáo dạy rằng chỉ khi ta trung thực để biết mình không hoàn hảo và mắc sai phạm, thì lúc đó ta mới sửa được mình mà trở nên hoàn hảo. Sự hoàn hảo là cái 'được' khi ta sống trung thực.
Ở xã hội ta hiện nay, lắm người chưng diện nhưng thực sự trong túi lại không có một đồng xu. Cũng có lắm kẻ phô trương sựhiểu biết, nhưng thực chất chẳng biết tí gì. Thông thường, sau những sự khoa trương đó, họ chỉ được những lời xu nịnh giả dối, hoặc sự ghen ghét dè biểu của người xung quanh. Cuối cùng, mỗi ngày, họ cũng chẳng hạnh phúc được hơn khi phải đối diện với thực tế phủ phàng của họ.
Khi sống trung thực với bản thân, ta không cần phải khua môi múa mép, ta thấy thanh thản vì ít bon chen. Trung thực với chính mình, là trung thực với người khác, ta lại nhận được sự chân thành và cảm thông. Và vì vậy ta có được hạnh phúc.
Tuy nhiên, nói thì có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế trước mắt thì rất khó để sống trung thực.
Khi ta sống trong một môi trường thiếu trung thực thì hoá ra sự trung thực của ta lại biến thành sự bất tuân và đáng bị trừng phạt. Khi cộng đồng hưởng ứng văn hoá 'dối trá', thì kẻ tôn sùng sự thật phải đứng giữa chọn lựa, trung thực với lương tâm hay làm theo cộng đồng.
Nếu ta chọn sống theo lương tâm, thì sự trung thực của ta có thể khiến ta bị đào thải khỏi cộng đồng, cái ta gặt hái được không phải là hạnh phúc hay sự hoàn hảo mà lại lại là sự trừng phạt cho cái bất tuân.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ.
Xã hội Việt Nam ta hiện nay vẫn đánh giá cao vai trò của số đông. Số đông nói đúng nghĩa là đúng. Số đông có thể biến việc làm sai thành đúng. Những kẻ nhỏ mọn dẫu có ý kiến đúng nhưng trái với số đông thì vẫn là sai. Người có bản lĩnh thì lên tiếng phản biện, nhưng lại bị trù dập.
Kẻ yếu hơn thì lo sợ mà im miệng để được yên thân. Vậy nên, trong khi cái sai trong xã hội vẫn còn nhiều, thì sự trung thực của con người lại bị hạ bệ. Rõ ràng, ta chẳng được gì khi sống trung thực cả.
Ta không thích dối trá, nên ta sống trung thực. Ta cũng muốn sự trung thực của ta được công nhận, và sự dối trá bị trừng phạt.
Vì thế, ta cần môi trường xung quanh hưởng ứng lòng trung thực của ta. Ta muốn được nói và phản biện môi trường xung quanh khi ta thấy điều sai trái. Ta muốn tiếng nói lương tâm của ta được bày tỏ.
Vậy cuối cùng, 'sống trung thực, được gì?' Có lẽ câu trả lời sẽ là "để được sự cởi mở của xã hội, để lại được sống trung thực."
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009
Động Phong nha
Trong chuyến xuyên 1/2 Việt vừa rồi, đã qua Phong nha, chụp được ít hình tuy chưa vừa ý lắm vì khi vào động ánh sáng thiếu nên chỉ được như vậy.
XEM SLIDE ĐỘNG PHONG NHA
XEM SLIDE ĐỘNG PHONG NHA
Date: Jul 14, 2009 Number of Photos in Album: 39 |
Date: Jun 24, 2009 3:06 AM Number of Comments on Photo:0 |
Date: Jun 24, 2009 3:09 AM Number of Comments on Photo:0 |
Date: Jun 24, 2009 3:09 AM Number of Comments on Photo:0 |
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009
Huề trớt.
Biết hút thuốc lá là không tốt, nhưng bỏ được thuốc lá là việc khó với nhiều người. Lâu nay việc hút thuốc trở nên phiền hà, khi trong công sở lúc ngoài sân bay bến cảng, nơi công cộng... và nhất là những khi có dịp đi du lịch nước ngoài. Ở nhiều nơi, có những lúc thèm thuốc không kiếm ra chỗ hút hoặc hút được điếu thuốc cứ như đi ăn trộm.
Một tối nghỉ ngơi nằm nhà coi ti vi bỗng thấy một tin quảng cáo, nhà đài trung ương hẳn hoi, đại khái nội dung lập tức bạn muốn bỏ thuốc lá ư, dễ lắm, hãy soạn tin nhắn BTL gởi 6754. Nhiều người bỏ thuốc hẳn được, chỉ còn vài ba người bảo thủ và không sợ mất lịch sự như tôi là chưa bỏ được, nay có người ta chỉ cho mình cách bỏ thuốc lá lập tức kìa, quá mừng. Nhắn tin liền. Tất nhiên chỉ sau một phút đồng hồ nhận lại tin nhắn. Nội dung thế này: "Khi chỉ còn hút ba bốn điếu một ngày là bạn có thể ngưng hẳn hút. Hãy chọn giờ G để bỏ hẳn".
Ôi trời! Đúng là huề trớt.
Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009
Tâm sự vỉa hè.
Một hôm cột điện thấy anh lính trẻ leo lên lưng mình bèn hỏi anh còn định làm gì với tôi nữa đây, anh lính cười:
-Ta bắc thêm một đường cáp mới, ta là cáp bên quân đội đây.
-Cáp quân đội em cũng phải cõng sao? Thôi cho em xin, em sắp đổ sập về bên phải rồi nè, chỉ cần thêm chút nữa thôi.
-Nhà ngươi yên trí lớn đi. Mai ta sẽ kéo thêm một đường cáp nữa về bên trái, thế là cân. Mà nhà ngươi khỏi ý kiến gì mất công, còn thêm cáp điện dài dài. Chừng nào ta lên làm sếp ta sẽ cho điện cáp ngầm hết, giải phóng cho ngươi. Ráng đứng vững chờ đợi nghe cưng.
Người làm vườn đi thăm lại công viên, nơi ông chăm sóc bãi cỏ hàng cây đã nhiều năm nay, đám cỏ hỏi ông:
-Ta bắc thêm một đường cáp mới, ta là cáp bên quân đội đây.
-Cáp quân đội em cũng phải cõng sao? Thôi cho em xin, em sắp đổ sập về bên phải rồi nè, chỉ cần thêm chút nữa thôi.
-Nhà ngươi yên trí lớn đi. Mai ta sẽ kéo thêm một đường cáp nữa về bên trái, thế là cân. Mà nhà ngươi khỏi ý kiến gì mất công, còn thêm cáp điện dài dài. Chừng nào ta lên làm sếp ta sẽ cho điện cáp ngầm hết, giải phóng cho ngươi. Ráng đứng vững chờ đợi nghe cưng.
Người làm vườn đi thăm lại công viên, nơi ông chăm sóc bãi cỏ hàng cây đã nhiều năm nay, đám cỏ hỏi ông:
-Ông ơi người ta làm gì ồn ĩ ở góc đằng kia mấy bữa nay vậy?
-Ồ, người ta đóng cọc bê tông, chỗ này mai mốt thành cao ốc văn phòng các con ạ.
-Ồ, người ta đóng cọc bê tông, chỗ này mai mốt thành cao ốc văn phòng các con ạ.
-Ôi, đám cỏ chúng con đã chuyển qua mấy công viên rồi, chỗ nào rồi cũng thành cao ốc chung cư cho thuê, mai mốt này chúng con sẽ ở đâu?
-Các con ngây ngô quá, mai mốt các con ra ở ngoài sân golf mà ở, muốn sang thì Hà Nội Sài Gòn gần thì ở Bình Dương, Long An, xa ra ngoài Trung ngoài Bắc cũng có luôn, toàn đất ruộng màu mỡ tha hồ mát mẻ tốt tươi, mắc mớ gì mà lo. Chỉ có ta đang buồn đây nè.
-Ông buồn chi nói tụi con nghe coi.
-Mai mốt thành phố không còn mấy công viên ta sẽ thất nghiệp các con có biết không?
Lề đường dịp này lại bị đào xới. Lề đường thắc mắc với chú thợ hồ sao mới lát gạch hè phố năm rồi, chưa hết mùi hồ chú lại xới tung lên thế này? Chú thợ hồ cũng cười:
-Thay mới nữa, mỗi năm một lần.
-Áo tôi còn mới nguyên, sao lại phải thay?
-Sếp ta nói sao ta làm vậy.
-Phải nói cho sếp biết chứ, tôi không muốn bị đào xới mãi như thế.
-Đào xới mỗi năm để sếp ta có nhiều việc làm, ta cũng có việc để làm quanh năm, giáp vòng ta đi khắp thành phố, vậy thì sao ta lại ngăn cản sếp ta nhỉ. Ôi, lại có thêm một kẻ ngây ngô nữa.
-Các con ngây ngô quá, mai mốt các con ra ở ngoài sân golf mà ở, muốn sang thì Hà Nội Sài Gòn gần thì ở Bình Dương, Long An, xa ra ngoài Trung ngoài Bắc cũng có luôn, toàn đất ruộng màu mỡ tha hồ mát mẻ tốt tươi, mắc mớ gì mà lo. Chỉ có ta đang buồn đây nè.
-Ông buồn chi nói tụi con nghe coi.
-Mai mốt thành phố không còn mấy công viên ta sẽ thất nghiệp các con có biết không?
Lề đường dịp này lại bị đào xới. Lề đường thắc mắc với chú thợ hồ sao mới lát gạch hè phố năm rồi, chưa hết mùi hồ chú lại xới tung lên thế này? Chú thợ hồ cũng cười:
-Thay mới nữa, mỗi năm một lần.
-Áo tôi còn mới nguyên, sao lại phải thay?
-Sếp ta nói sao ta làm vậy.
-Phải nói cho sếp biết chứ, tôi không muốn bị đào xới mãi như thế.
-Đào xới mỗi năm để sếp ta có nhiều việc làm, ta cũng có việc để làm quanh năm, giáp vòng ta đi khắp thành phố, vậy thì sao ta lại ngăn cản sếp ta nhỉ. Ôi, lại có thêm một kẻ ngây ngô nữa.
Thôi nhé, buồn ơi chào mi, hẹn dịp này năm sau ta sẽ quay lại nơi đây với mi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)