Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Tiếp - "CAM DAI BAY"

Chỉ đọc cho qua nội dung của các bảng “cấm đái” đã đủ hiểu sự phong phú của tiếng Việt mình đến mức nào. Các bảng “cấm đái” có nhiều lời lẽ dài ngắn với cường độ khác nhau: từ lịch sự năn nỉ sự thông cảm như “Xin dừng đái nơi dây;” cho đến các lời cấm khô khan “Cấm Đái.” “Cấm không được đái;” cho đến lời đe dọa nặng nề có kèm theo cả các biện pháp chế tài (tưởng tượng) như “Cấm tuyệt đối không được đái. Vi phạm sẽ bi phạt nặng.” Dưới hàng chữ hăm dọa “phạt nặng” này lại ghi rõ tên các cơ sở có đầy đủ thẩm quyển như “Công an Phường…” Lời hăm dọa chế tài đôi khi còn được cho thêm “ấn tượng” với hình vẽ một con dao mà phần cạnh bén được sơn màu đỏ, có các giọt sơn đỏ (xem như) còn ướt nhỏ xuống giống như dao vừa mới được “làm việc” xong!
Thực tế rất phũ phàng các bác ạ. Tất cả các bảng “cấm đái” đều hòan tòan vô dụng bởi vì không hề thấy có bóng dáng công an cảnh sát nào ở gần đó để các làm các bác muốn đái bậy phải sợ. Công an còn đang bận “làm việc” gì đó mà họ xem là quan trọng hơn chuyện đái bậy. Phải lấy làm lạ là ở nước ta Người ta có thừa thời giờ “bịt mồm” dân mà lại không có thời giờ “bịt chim” của dân cho bỏ cái tật đái bậy!? Đây là chưa kể chính ngay Người ta cũng thường ra đái ở đây mới chết chứ!!! Óai oăm ở chỗ là các lọai bảng “cấm” này hình như có ảnh hưởng ngược lại (“reverse effect!”). Nó gần như có sức lôi cuốn và nhắc nhở mọi người rằng ở đây “đái đươc không cấm” (các bác thử đọc ngược từng chữ một của câu “cấm không được đái” từ phải qua trái xem sao?!) Quang cảnh “đái đường” mới thật là một bản bi hài kịch dài vô tận không bao giờ hạ màn. Nhà cháu chứng kiến cảnh một thanh niên ăn mặc khá bảnh bao, áo bỏ trong quần hẳn hoi, cầm tay đào đi dung dăng dung dẻ trên hè phố rất mùi. Bổng nhiên anh ta quay qua nói với cô bồ câu gì đó (nhà cháu đóan non đoán già là “Anh mắc… quá! Chờ chút xíu để anh…”). Thế là anh ta để cô đào đứng tuỗn ra ở bên lề đường; anh ta quay buớc vào bức tường gần đó rồi xả bình tự nhiên như con “kiki” của nhà cháu lúc nó buồn tình đi vòng vòng “marking territory” chơi chung quanh xóm vậy. Sau khi đóng nút quần xong xuôi, anh chàng ta đi trở ra cầm tay đào (yuck!) và dung dăng dung dẻ tiếp như không có chuyện gì xẩy ra! Hãi thật! Sao có thể như vậy được! Phải có người nào ở chung quanh đó nói lên một tiếng chứ! Hay ít nhất cô đào thơ mộng của anh ta dù không tiện nói cái gì nhưng cũng nên tạm thời không cho cầm tay chứ! Trong một dịp khác, nhà cháu thấy có một ông vào tuổi sồn sồn có vẻ bệ vệ của một đại gia (?) mặc “vét tông” lái xe ô tô rất “xịn,” đột ngột dừng xe lại bên lề đường, một tay vạch quần đái vào tường tỉnh bơ con sáo sậu; trong khi tay kia vẫn đang cầm điện thọai di động và miệng thì vẫn đang bi bô ra chỉ thị (qua điện thọai) cứ như đang “làm việc” ở văn phòng riêng!!! Việt Nam ta vào thời kỳ “đổi mới” có khác! Cũng còn may là các thành phố ở Việt Nam không có mùi phân chó; bởi vì chó không đủ cung cấp cho các tiệm nhậu. Dân nhậu nhìn thấy chó còn sống đi ngang qua mặt là đã thấy chẩy nước miếng rồi. Lấy đâu ra chó sút chuồng đi rong đái bậy, “marking territories?” Nếu có đi nữa thì đây là lọai chó chán sống; chỉ tổ bị hàng xóm lén đập đầu bắt cóc nấu rượu mận “chui” ngay tức thì! Thật tình, vào thời buổi “đổi mới,” “kinh tế thị trường,” “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ thấy đến chó cũng phải hồi hộp khó sống, nói chi đến thường dân !Dân số nước ta càng lúc càng tăng nhanh, vấn đề đái bậy mỗi ngày sẽ càng trầm trọng hơn. Xin các bác các thím có thẩm quyền, có quyền cao chức rộng hãy ra lệnh cho tạm giảm bớt các chương trình hoa mỹ tuyển lựa “ca sĩ,” “hoa hậu…,” “kỷ niệm chiến thắng…” giảm xây cất các tượng đài kỷ niệm vô tích sự hao tổn công qũy và bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề thực tế sát với đời sống hàng ngày của dân, xả rác, cống rãnh, giao thông “ùn tắc…” Nếu không bắt đầu từ bây giờ thì đợi đến lúc nào?Tóm lại, “nhà xí công cộng” thực sự là cái thuớc để đo sự trưởng thành của một dân tộc. Dân chúng không cần các tượng đài hùng vĩ mà cần các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ chẳng riêng cho người bình thường mà cả trẻ em, người già và ngưới tàn tật cũng có thể xử dụng được. Ở đó nhân viên của nhà vệ sinh được dùng không phải là để ngồi trước của thâu tiền; mà lo dọn dẹp cho sạch sẽ bên trong. Hay là nhà cháu mạo muội đề nghị là nhà nước ta nên xúc tiến ngay một chương trình xây cất hàng lọat các nhà xí công cộng miển phí trong nước đồng thời người dân nào đến sử dụng (thay vì phải đi đái đường) còn được phát một món quà nhỏ tượng trưng - chẳng hạn như được tặng miễn phí một ổ bánh mì thịt sau mỗi lần thăm viếng! Nếu đất nước đạt được cái “chỉ tiêu” đó thì thiên đường chắc cũng chỉ đến thế mà thôi!

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

"Cam dai bay"

Có nhiều chuyện xẩy ra trong đời sống một cách tự nhiên; chẳng hạn như đi ngủ và đi… tiểu. Các chuyện được xem là tự nhiên sẽ không còn gì là tự nhiên nữa nếu chúng ta bắt buộc phải quan tâm đến nó. Hơn thế, vấn đề bài tiết của cơ thể thật tình không có gì hấp hẫn, thú vị để đề cập đến; nhưng để “tự nhiên” cho đến mức độ mà cả xóm, thành phố, cả nước hôi mùi… nước đái thì vấn đề “nặng mùi” này phải là một phần trách nhiệm của từng công dân, của người lãnh đạo, của người vẽ, hoạch định chính sách của nhà nước - một vấn đề to tát của quốc gia chứ không phải chỉ riêng gì chuyện bầu cử quốc hội, tổng thống, chủ tịch nhà nước… chuyện chống lạm phát kinh tế… chuyện chống tham nhũng…!!
Từ thuở hoang sơ, dân số còn ít và con người còn sống raỉ rác thì “tiểu đồng” không bao giờ là vấn đề. Thực ra, vào thời xưa, vì phương tiện để gỉai trí còn rất thiếu thốn, thì tiểu đồng là một cái thú thật thuận tiện và không tốn kém của nhân lọai. Còn gì thích thú cho bằng vừa đứng xả bầu tâm sự giữa ánh nắng ban ngày vừa nghe chim hót và tiếng gió thổi rì rào chung quanh. Có lẽ thời nay chỉ có “ngồi cầu cá dồ” là có thể tạm so sánh được thôi! Nhưng mà hôm nay, thế kỷ 21, con người sống chen chúc nhau trong các thành phố đông người, thiên nhiên không thể nào bao dung rông lượng với con người như lúc xưa. Vấn đề đái đường, tường, gốc cây, góc phố, góc kẹt… phải cần xét lại. Ngòai lý do dơ bẩn, nguồn gốc của nhiều bệnh tật… nó vừa, một mặt, tè lên danh dự của dân tộc khi du khách ngọai quốc nhìn thấy… nó cũng vừa là dấu hiệu gián tiếp bảo họ (du khách) “đừng nên trở lại đây nữa!” Buồn chưa!
Trước hết nói về người đái bậy. Đã có người tranh luận là “À! Nếu mót quá mà không có nhà vệ sinh công cộng nào ở gần thì làm sao bây giờ?” Nhưng phải thành thực công nhận là trong số người hay đái bậy, đại đa số là đàn ông! Tại sao vậy? Có phải là các bà nín giỏi hơn các ông? Các “chuyên gia” về đái đường không đồng ý như vậy. Họ nói là các bà không “cẩu thả,” “lười biếng” và “vô trách nhiệm” như các ông (?) Các bà không hay uống rượu (bia), cà phê, trà… đại lọai những thứ làm cho bàng quang đầy tràn bình mau hơn. Ngòai ra, vì lẽ việc thải nước thừa trong người ra ngòai, các bà thường phải cần có nhiều thời giờ hơn, phải cần chỗ kín đáo hơn. Họ không thể đứng tô hô giữa thiên thanh bạch nhật rồi “hit and run” như đàn ông cho nên họ phải cẩn thận hơn. Các bà chỉ đi chợ, shopping… những nơi mà họ biết có nhà vệ sinh công cộng có thể dùng được… trong khi các ông lại ít quan tâm đến các yếu tố lặt vặt mà rất cần thiết này. Vậy đề nghị các bác trai nên bỏ bớt chút ít thời giờ nhậu nhoẹt để học cái “bí quyết thần kỳ” này của các bác gái nhé!
Bây giờ nói rộng hơn về vai trò “dân trí” và “văn minh” của dân tộc (dĩ nhiên là trong vấn đề đái bậy!) Có rất nhiều người, trong đó có cả nguyên thủ của các quốc gia như Singapo, Đài Loan, Đại Hàn… đã từng tuyên bố nhiều lần đại khái là:“Nếu muốn xét trình độ văn minh của một dân tộc xem nó đến mức độ nào thì chỉ việc nhìn vào nhà vệ sinh công cộng của họ là đủ!”(The public toilet is to reflect the civilization index of each country. It also reveals the country’s civilization level and quality of life). Ngạn ngữ Nhật bản có câu:“Nhà vệ sinh (buồng tắm) là một phần của đời sống. Chỉ nhìn vào buồng tắm của một gia đình là biết rõ gia đình đó như thế nào: họ có sống ngăn nắp không? có chăm sóc nhà cửa con cái của họ thích đáng không?”Nếu có lời nói nào đơn giản và dễ hiểu hơn về vấn đề văn minh của dân tộc thì xin các bác làm ơn mách dùm cho cháu biết với? Người Nhật quan niệm đúng theo cái nghĩa “tề gia trị quốc” của dân Á châu chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh. Đúng vậy! Nhà ở mà giống như đống rác thì đái đường có gì mà phải ngạc nhiên?
Vì vấn đề cắt giảm ngân sách, giảm chi phí cho tiện nghi công cộng, nhiều thành phố hoa lệ nổi tiếng trước kia như Paris, New York…, nay rất nhiều du khách đã phải lớn tiếng than vãn về “mùi nước tiểu” (New York’s subway systems và các đường hẻm - alleys…) và “phân chó.” (Paris ngòai vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng còn bị 200 ngàn con chó tự do sản xuất 160 tấn phân mỗi ngày trên đường đi mà thành phố không đủ nhân lực, phương tiện để dọn dẹp!).Dầu có che mắt bịt mũi, cũng phải công nhận rằng có sẵn phương tiện và khả năng xây dựng lên các nhà vệ sinh công cộng đã là một chuyện đại sự rồi; phải giữ gìn bảo trì chúng cho sạch sẽ ở mức độ chấp nhận được đòi hỏi ngân sách to lớn và sự ý thức, sự tham gia, sự giáo dục, sự thành tâm hợp tác giữa chính phủ và quần chúng… Kích thước của vấn đề này chỉ nghĩ đến thôi cũng có thể bí đái rồi… nói chi đến chuyện thi hành…
Bây giờ nói về đất nước Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc của mình. Nhà cháu xin nói rõ đây không phải là vấn đề vạch áo cho người xem lưng, hay bôi xấu dân tộc mà là bảo nhỏ với nhau bằng tiếng Việt đàng hòang! Đã có nhiều bác quá khích hấp tấp (nếu chưa nói là vô phép) văng tục một cách vô trật tự là “Việt Nam với 4000 văn hiến đâu chẳng thấy mà chỉ thấy 4000 năm đái đường!” Nhà cháu xin nhờ các bác nóng tính này một tí! Nhìn qua các chương trình đã và đang thực hiện trong thời buổi “đổi mới,” chúng ta thấy các khách sạn 5 sao, dinh thự “hòanh tráng” của các tay nhà giầu mới (mặc dù lương căn bản mỗi tháng của nhiều người chủ của cơ sở này không quá 200 đô la?), tượng đài hùng vĩ (kể cà công trình xây “lăng tẩm” cho người chết ở thế kỷ 21!) mọc lên như nấm… nhưng lại thấy thiếu bóng các xây dựng khiêm nhường, nhỏ bé nhưng cần thiết hơn nhiều. Đó là: “nhà xí công cộng.” Cứ tưởng tượng quang cảnh tương tự như là trong việc thi hành đường lối “đổi mới,” Việt Nam đã xây dựng rất nhiều ngôi nhà (không vệ sinh!?) to lớn nhưng không hiểu đầu óc của giới lãnh đạo “định hướng” thế nào mà quên không cho vào “bàn cầu” một cái lỗ!!! Thật là chuyện “ tùm lum!” Việt Nam đã có cách mạng (nghĩa là thay đổi tất cả những cái cũ) vô sản vinh quang “thành công” rồi; nay lại muốn thay đổi tòan diện (“đổi mới”) thì chỉ có cách “đổi thành cũ” mới đúng chứ! Chữ với nghĩa! “Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay!” “Nói đi cũng phải, nói lại cũng dễ nghe!”
Tại các thành phố lớn, số bảng “Cấm Đái,” nếu các bác rảnh hơi chịu khó đếm ra cho có con số chính xác, còn thấy nhiều hơn cả các bảng, biểu ngữ ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Bác và Đảng. Các bảng lọai này nhiều đến mức độ làm cho du khách ngọai quốc phải hiểu lầm như trong trường hợp có thật đã xẩy ra cười ra nước mắt như sau: Một du khách tây phương hỏi anh hướng dẫn viên du lịch (tour guide) ở Việt Nam: - “Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Ở Việt Nam có hai vịnh (“bay”) rất nổi tiếng mà tôi đã đi thăm. Đó là: "Ha Long Bay" và "Cam Ranh Bay." Nhưng còn một vịnh tôi thấy quảng cáo rất nhiều, ở trên tường, cây đại thụ bên đường, trong hẻm. Mà nó nằm ở đâu vậy? Anh có thể dẫn chúng tôi đi thăm được không?” Anh hướng dẫn viên vội hỏi: - “Xin ông cho biết tên của cái vịnh đó là gì?” Ông khách chỉ lên bức tường bên đường rồi bập bẹ đánh vần : - “CAM DAI BAY!”
(Còn tiếp)

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2008

Sự mầu nhiệm của thở

Có thể xem con người gồm hai phần chính là thân và tâm. Con người hạnh phúc khi thân và tâm đều yên ổn. Người ta không thể yên ổn nếu thân và tâm không về với nhau: thân sống trong hiện tại mà tâm nghĩ về quá khứ thì dễ sinh nuối tiếc, buồn khổ; thân sống trong hiện tại còn tâm nghĩ về tương lai thì thường kéo theo sợ hãi, lo âu. Nếu tâm và thân về với nhau thì con người sẽ yên ổn: yên tâm và yên thân. Một trong những cây cầu đưa tâm về với thân là hơi thở.

Khi khó ngủ, ta thường nghĩ ngợi mông lung về quá khứ, tương lai, làm đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn tập bài thiền sau: 1-Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra (làm ba lần). 2-Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối (làm ba lần). 3-Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thư toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng (làm ba lần). Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư.

Nếu tập đúng cách, chỉ trong giây lát, tâm bạn đang phiêu du đâu đó lập tức trở về với thân, và hơi thở đã cắt đứt suy nghĩ của bạn với quá khứ, tương lai. Tập như vậy khoảng 5-10 phút, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Giờ giải lao ở nơi làm việc, lúc ngồi chờ tàu xe, bạn có thể nhắm mắt, tập thở như trên vài phút để thư giãn.

Trong cuộc sống, nhiều người không biết xử lý cảm xúc mãnh liệt của mình khi khổ đau vì thất vọng, sợ hãi hay giận hờn... Nếu biết ngồi xuống trong tư thế hoa sen và tập "thở vào/ tôi thấy tôi là trái núi; thở ra/tôi cảm thấy vững vàng", thì họ có thể vượt thoát khỏi thời khắc hiểm nguy đó...

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy". Trong cuốn An lạc từng bước chân, ông dạy cách thiền khi uống trà, khi ôm, khi lái xe, khi ăn, khi nghe điện thoại; ông cũng dạy cách dùng hơi thở để điều phục cơn giận, thực tập nhìn sâu... và ông kết luận thiền là yếu tố không thể thiếu trong các gia đình văn minh.



Moon River

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2008

Chuyện con gà

Bản 1 – (mầu sắc miền Bắc).
“Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái vàng. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất ! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy… ấy… ấy !Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy… ây… ấy !Mày mà ăn thì con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, và ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày.Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau. Chết mau, chết sớm ! Chết trẻ, đẻ ngang nhá.Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy.Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a… Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày
Bản 2 – (màu sắc Miền Trung, xứ Huế):
Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này:Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chửi. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?
”Bản 2 “bis”
- Và đây thêm một vài câu cũng với bản sắc của đất Huế để quí vị rộng đường “tham khảo”:“Cha cố tổ mười đời cha bay. Bây ăng chi mà ăng ác rứa? Bây tham chi mà tham vô hậu rứa? Cứ sáng sáng mấc cái thóng, đứng bóng mấc cái niêu, chiều chiều mấc lẻ củi, túi túi mấc con gà. Diều dọi chi cho cam, một bầy ba cong gà xám, tám cong gà vàng, rứa mà hắng ăng mất môột cong, chừ đếm đi đến lại, coòng mười môột con. Bay ăng chi mà ăng vô hậu rứa ? ….
”Bản 2 “bis, bis”
“Hôm qua tau mất con gà mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con gà mái nổ khoang bông. Con mô bắt là gái trốn chúa lộn chồng. Thằng mô bắt là đàn ông ba đời đi ở đợ… Tụi bay hãy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp mà nghe tao chửi… Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh, bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết, để một mình bay ăn.
”Phần chửi thêm (Extra / Bonus)(Cách chửi này văn minh hơn một chút, có thêm phần “tân tóan học!!!” Đọc cho vui !!! hihi…)
1- “Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà, gà ở nhà bà con công con phượng, gà về nhà mày thành con cáo con diều hâu. Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ‘ngoặc’ bà ‘khai căn’ cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Sau khi bà ‘khai căn’ cả họ nhà mày xong rồi, bà ‘tích phân n bậc,’ bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà ‘đạo hàm n lần.’
”2- “Ái chà chà ! Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò ‘cộng trừ âm dương’ trên giường với nhau à. Bà là trị cho ‘tuyệt đối’ hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là ‘vô nghiệm,’ cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong ‘âm vô cùng,’ sẽ gặp tai ương đến ‘dương vô tận,’ cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến “maximum” của sự ‘vô hạn’ tối tăm.
3- “Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò ‘tiệm cận’ hàng rào nhà bà là bà không biết đấy à ? Bà là bà ‘giả thiết’ mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà, mày về mày vỗ béo để nhồi ‘đường cong’ cho con vợ mày, à... à… mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi ‘đường cong’ của con vợ mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ ‘vuông góc’ một mạch thẳng xuống ‘góc tủ.’
“Phần phụ diễn:Bây giờ, để cho câu chuyện chửi có vẻ “bình quyền, bình đẳng,” thử đổi lời chủi của “Bà Mất Gà” thành lời chửi của “Ông Mất Ngỗng” để nghe xem cái giọng chửi nó khác nhau ra làm sao nhé (???):“Tiên sư đứa nào bắt mất con Ngỗng vàng nhà ông, Ngỗng ở nhà ông là con công con phượng, Ngỗng về nhà mày thành con cáo con diều hâu. Bố mày là A, mẹ mày là B, ông cho vào ngoặc ông ‘khai căn’ cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Ông ‘khai căn’ cả họ nhà mày xong rồi, ông ‘tích phân n bậc,’ ông bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà ‘đạo hàm n lần.’ Ái chà chà, mày tưởng nuốt được con Ngỗng nhà ông là mày có thể yên ổn mà chơi trò ‘cộng trừ âm dương’ trên giường với nhau à. Ông là trị cho tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là ‘vô nghiệm,’ cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Ông sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong ‘âm vô cùng,’ sẽ gặp tai ương đến ‘dương vô tận,’ cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến ‘maximum’ của sự ‘vô hạn’ tối tăm Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò ‘tiệm cận’ hàng rào nhà ông là ông không biết đấy à ? Ông là ông ‘giả thiết’ mày ăn cắp hơn hai chục con Ngỗng vàng nhà ông, mày về mày vỗ béo để nhồi ‘đường cong’ cho con vợ mày, à... à… mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi ‘đường cong’ con vợ mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ ‘vuông góc’ một mạch thẳng xuống ‘góc tủ.’
”Hình như là cái “âm điệu” chửi của mấy ông không “hay” bằng của mấy bà (?)