Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008

Câu chuyện thứ hai : ĐỘT PHÁ

Vào đời nhà Nguyễn (NNQ) làm hiệu trưởng trường GTSB. Ở bên Cầu giấy có một đấu trường rất kiên cố mà hàng ngày các đấu sỹ vẫn phải đến luyện công. Rồi một ngày nào đó các đấu sỹ phải đến thi đấu. Ở đấu trường này để mà đưa được vũ khí vào là một điều rất khó.
Tôi là một trong những đấu sỹ đó, và đến hẹn lại lên, đến lượt Tôi phải đi thi đấu, đi cùng với tôi là các bạn đồng môn (các bạn đồng môn tôi là một tập thể đoàn kết và có công lực rất cao) ngoài ra đi cùng với tôi còn có một chiến sỹ đặc công rất giỏi về đào hào khoét vách (đã nhiều lần đánh vào căn cứ địch đạt kết quả mĩ mãn) Cao thủ đó là H "con"
Sau khi nghiên cứu địa hình chúng tôi quyết định "đột phá" từ cửa sổ vào. Cứ như thế khi vào đấu trường tôi chọn vị trí ở sát cửa sổ trên tầng 3, khi ở ngoài đã rèn được vũ khí, chiến sỹ đặc công H "con" đã đi vào bằng con đường dây cột thu lôi. Khi Tôi chìa tay ra mà không nhận được vũ khí, cuối cùng Tôi phải đứng dậy thò người ra ngoài, thấy chiến sỹ đặc công đang ngồi ở trên ô văng với một câu trả lời: tay Anh gày quá! em tưởng tay con gái. Thế rồi cuối cùng kế hoạch cũng hoàn thành tốt đẹp.
1- 2 năm sau, k16 có đồng chí học MXD là Tuấn đen vì không xác định được điểm đột phá đã phải lao từ trên tầng 2 xuống và kết quả là gẫy chân.

BUỔI GẶP MẶT CUỐI NĂM

Cuối năm 2007, Hiếu-Lớp Toa xe K14 về Việt Nam thăm quê hương đã có một vòng ngao du miền Nam. Gia đình Hiếu sống bên CHLB Đức đã lâu. Hiếu trông khoẻ, trẻ, mà uống cũng khoẻ, phải cái hơi gày. Cuộc sống ở nước ngoài chắc chắn là quá bận bịu. Cày cuốc quanh năm nhưng lâu lâu cậu vẫn tranh thủ thời gian về Việt nam thăm thú gia đình, bè bạn. Vào chơi Sài gòn, nhóm cựu Sinh viên phá phách ngày xưa đã tụ tập được một bữa ôn nghèo kể khổ tại Việt Phố-Lê Quý Đôn. Trông các bạn mình giờ đây đã "giề" hết cả rồi, có tên tóc bạc phơ, có tên đã được nghỉ hưu hàng ngày đón đưa con đi học.
Mọi người thử xem có nhớ được hết tên những người trong ảnh không?

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2008

Câu chuyện cái ghế chứng khoán

- Tiếp theo:
Sao đầu năm,đất trời vẫn còn xuân mà ghế buồn thế ?
Thì người buồn cảnh có vui đâu bao giờ .
Đời có nhiều loại ghế lắm , anh tự nhận mình thuộc loại nào ?
Trời sinh ra những chiếc ghế phần lớn là dành cho tình yêu. Ghế đá CV là chốn hẹn hò dành cho TY đôi lứa. Ghế bàn ăn dành cho tình cảm gia đình. Chiếc ghế ngày càng bắc cao dành cho tình yêu quyền lực... Còn chúng tôi, những CGCK trên sàn giao dịch dành cho TY chứng khoán .Khi TY mất đi thì đời ghế tôi thành vô nghĩa lý .
Sống cả đời ghế trên sàn chắc anh nghe thấy nhiều người dè bỉu: CK thật ra chỉ là trò cờ bạc?
Nhiều người thua đau nên nối vậy thôi, bởi ai cũng muốn bỏ ra thì ít mà mang về thật nhiều . Còn cờ bạc thì bạn biết đấy ...Nếu CK mà trở về giống như cờ bạc thì đó không phải là lỗi của người ĐT, mà là trách nhiệm của người "cầm cái" tức là nhà điều hành thị trường.
Anh nhận xét gì về cái ghế điều hành vừa qua ?
Tôi là cái ghế trên sàn nên "Khoảng trời "cũng chỉ như "góc sân " nhà Bác thôi, Làm sao được như các đấng các bậc đang hô mưa gội gió trên thị trường. Chỉ biết rằng ngày vui ngắn chẳng tày gang...Tôi thì nghĩ nhất định phải có cái gì không ổn đang xảy ra chứ ;
Chuyện gì vậy ?
Cái này cao quá .Tôi đụng vào, có người lại bảo "Ghế " goá lo việc triều đình...
Thân phận một chiếc ghế cô đơn giữa phòng GD chắc là có nhiều điều để nói ?
Thôi thì " Gió đưa cây cải về trời, rau dăm ở lại chịu lời đắng cay". Tiền của nhà ĐT bay bay theo gió, còn mình tôi ở lại với những cơn giận dữ khôn nguôi...
Anh bạn có muốn nhắn nhủ gì không ?
Chỉ có điều nhắn với các nhà ĐT: Người chiến thắng chính là người đã chung thuỷ với họ hàng nhà ghế chúng tôi. Còn việc này nữa: trên sàn hiện nay ghế nhiều mà người ít, mà có nơi thì ghế ít... người nhiều . Thôi chẳng nói nữa, đụng đến "ghế "dễ mất lòng nhau lắm...

Câu chuyện cái ghế chứng khoán

Toi nho mot bai tho co 2 cau noi tieng : " Toi khoc nhung chan troi khong co nguoi bay- Lai khoc nhung nguoi bay khong co chan troi " Mot chiec ghe tren san giao dich CK vang tanh ghe vao tai toi thi tham....
(Con tiep)

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2008

Câu chuyện thứ nhất: Bữa tiệc đen đủi

Chào tất cả đồng bọn, ra đây có phải xưng danh không nhỉ (rách việc! toàn người quen). Sau đây tôi kể cho các bạn một câu chuyện thời còn ở trường.

Ngày xửa, ngày xưa. Đã lâu lăm rồi, vào những năm 75_76 tại ký túc xá khoa cơ khí (Đường Láng Trung). Một buổi tối đẹp trời vào mùa thi. Có 12 sinh viên đẹp trai, yêu đời ngồi nói chuyện đời . Họ nói chuyện miền xuôi, miền ngược, vùng nọ, vùng kia, các món ăn đặc sản lạ ... Sau một hồi hàn huyên trời đã về khuya. Họ cảm thấy đói bụng và bàn nhau mở tiệc. Nói là làm, lập tức họ kiểm kê tài sản, thật phong phú làm sao, họ có 1/2 kg mì sợi. Thế là một cuộc họp bất thường được nhóm họp ngay lập tức và nhanh chóng đưa ra quyết định: " súp rau, hành, mì". Quyết định đã ra, cứ thế mà thi hành! Nhóm sinh viên nọ lấp tức biến thành những người khác. Kẻ thì biến thành tiều phu đốn củi, người thì biến thành những "cô gái" đảm chuẩn bị xoong, nồi . Còn hai chàng trai (một gầy như củi, một cao như sào) được giao nhiệm vụ ra đồng thu hoạch hoa màu. Họ vui vẻ nhận nhiệm vụ lên đường, họ lao động hăng say như những người nông dân thực thụ. Chẳng bao lâu công việc cũng đã xong, họ ra về với một bao tải đầy rau và hành.
Đầu bếp bắt đầu trổ tài, lửa được nhóm lên, rau, hành, được rửa sạch. Thế là món súp "hành, mì, rau" đã được triển khai. Chẳng bao lâu súp đã sôi và trong lòng họ cũng sôi làm trào nước miếng ra ngoài, cuống họng họ chạy lên xuống như Pittong tàu hỏa. Cuối cùng cái gì đến cũng phải đến, bữa tiệc cũng được đánh chén một các ngon lành "giá mà bây giờ vẫn còn cảm giác ăn ngon như thế ". Bây giờ đến công tác thu dọn chiến trường, những người lúc trước chưa được giao nhiệm vụ làm gì nay đến lượt phải làm. Họ làm mới nhanh làm sao, chỉ loáng một cái (như chưa hề xẩy ra chuyện gì). Có năng lượng họ lại tiếp tục tranh cãi với nhau những đề tài khác, kiểu nhẩy cóc và chuyền tay nhau những mẩu thuốc lá Sông Cầu. Cuối cùng rồi cũng phải ngủ, hôm sau còn đi thi và cứ thế họ ngủ ngon như những em bé.
Hôm sau, tỉnh dậy họ ra chiến trường ở Cầu Giấy để chiến đấu với những môn thi. Thế rồi họ lần lượt bị những "Sát thủ" ở trường "sát hại". Duy nhất chỉ có anh "củi" bằng sự gan dạ và linh hoạt của mình, anh đã vượt qua. Niềm vui của “anh ta” sẽ trọn vẹn hơn nếu các bạn của anh cũng qua.

Sau khi thi xong, họ trở về ký túc xá. Trên đường về rẽ vào "Retstorans Giảng" để gặm nhấm những nỗi buồn . Sau một chút thời gian thương lượng với bà chủ về thủ tục thanh toán bằng "sec" Họ gọi món đặc sản quen thuộc được nấu với mạch nha và lạc, nó đựng trong lọ nhìn như hạt đá quí. Trời ơi! nó mới tuyệt làm sao, chỉ cho vào mồm nghe cục một cái, vị ngọt nó đã lan tỏa, đi vào từng kẽ chân răng, lại còn bùi nữa chứ! thế mới chết, chỉ cần thế thôi nỗi buồn lại tan biến.
Sinh viên là thế đấy ! Họ sống bằng niềm tin và tương lai mà .............

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2008

Thành viên mới

Tôi là Nguyễn Duy Nghiêm
Bí danh: Nghiêm "Củi"
Cựu sinh viên lớp Toa xe Khóa 15
Xin chào tất cả các bạn !

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2008

Khóa 13 gặp mặt đầu xuân

Hôm nay, như thường lệ mọi năm. Anh chị em K13 tổ chức gặp mặt đầu năm. Vì gia đình có việc nên tôi đến muộn. Năm nay mọi người tổ chức gặp nhau tại nhà vợ chồng anh chị Hùng-Định MXD K13, đương nhiên vì đến muộn nên tôi phải chịu phạt rất nhiều (mấy ly rượu uống liên tục). Đến nơi thấy: anh Quân, anh Thịnh, Dũng Igo, Bình (nữ) ôtô K13, Thắng, Thục TX 13, anh Hùng – Định, Gấm, Mùi, Tiến, Đại, anh An MXD 13, Hòa “béo”, Hương TX 14….và còn một số chị em nữa. Đên muộn nên không được góp vui nhiều chuyện. Nhưng chỉ thấy một điều, càng nhiều tuổi tất cả mọi người đều cảm thấy tự nguyện gắn bó với nhau, có nhu cầu gặp nhau nhiều hơn bằng một sợi dây: Trường ĐHGT đường sắt - đường bộ Hà nội và hẹn nhau hàng năm hoặc trong cuộc sống nên có những cuộc gặp mặt nhau như thế này.

Rất vui, hôm nay vô tình tôi gặp lại anh An lớp MXD 13, tôi và anh đã có một kỷ niệm cách đây đã 29 năm, khi anh nhắc lại, tôi mới nhớ được chuyện đó. Âu cũng là những chuyện khi xưa gặp khó khăn, khả năng mình giúp được đến đâu thì cố gắng hết khả năng của mình. Chuyện qua đã lâu, nhưng anh An còn nhớ.

Mong rằng trong cuộc sống hiện tại, mọi người quan tâm được đến nhau nhiều hơn, chỉ bằng với kỷ niệm đơn giản là chúng ta từng là sinh viên trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT – ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI.


(Rất tiếc vì kỹ năng “photographer” còn yếu + ánh sáng kém, nên số ảnh chụp được bị lỗi nhiều, chọn vài cái “tàm tạm” post lên. Mong mọi người thông cảm, lần sau chắc sẽ tốt hơn)

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2008

CHÚC MỪNG NĂM MỚI



NĂM MẬU TÝ
CHÚC
SỨC KHỎE
CHÚC
AN KHANG
THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2008

Cái ghế và "văn hóa" ngồi

Bé, muốn ngồi vững phải tập ngồi. Còn người lớn thì sao? Lâu nay chúng ta hay nói đến từ "công bộc", cán bộ là "công bộc của dân". Nhưng cứ ngồi lên cái "ghế công bộc" là nhiều người quên ngay! Con người mới sinh ra vốn chỉ biết nằm, chưa biết ngồi. Lớn lên một chút, bắt đầu học lẫy, học bò rồi học ngồi. Ngồi vững mới học đứng, học đi. Đi đứng vững vàng rồi, con người lại trở lại làm quen với sự... ngồi: ngồi ăn, ngồi học, ngồi chơi, ngồi làm, ngồi lãnh đạo, ngồi chỉ huy thiên hạ... Gần như có tới phân nửa thời gian trong cuộc đời mỗi chúng ta, dành cho... ngồi! Từ xa xưa, cái sự ăn đã thường gắn chặt với cái sự ngồi: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "ăn trên ngồi trốc". Sự gắn bó đó có lẽ bởi chỗ ngồi nhiều khi là tiền đề, là điều kiện, là môi trường... cho cái sự... ăn! Nhưng gắn bó chặt chẽ nhất với sự "ngồi", chắc chắn vẫn phải là... cái ghế! Không có ghế, người ta chỉ còn nước ngồi... bệt xuống đất! Ghế cũng có đẳng cấp của ghế: Đơn sơ, giản dị, bình dân là chiếc "ghế đẩu". Loại ghế này có mặt nhiều nhất ở các ngôi nhà của những người nghèo. Nhà giầu thì dùng "xa-lông". Loại ghế này không chỉ có chỗ ngồi êm ái, mà còn có cả chỗ dựa lưng vững chắc. Sang trọng và "thời thượng" là bộ "xa-lông" Tầu làm bằng đủ thứ gỗ quý, được khảm trai, có tay vịn khuỳnh ra như ngai vàng của các vua chúa ngày xưa và được tạo nên bởi những người thợ lão luyện. Ôi! Thật thoải mái khi được ngồi trên những bộ xa-lông như thế! Thông thường, muốn có ghế ngồi trong nhà, chủ nhân phải bỏ tiền túi ra mua, hoặc phải bỏ công sức ra đóng. Cũng rất thông thường, với người có chức có tước, thì chả cần mua, cũng chả cần đóng, ghế vẫn cứ tự tìm đến, thậm chí tranh nhau tìm đến nữa là đằng khác! Nhưng có loại ghế phải được đề bạt hoặc thăng chức, mới được ngồi, đó là ghế "sếp" - một dạng "công sản quốc gia"! Loại ghế này, về danh nghĩa thì không mất tiền mua, nhưng đôi khi lại phải "mua" bằng rất nhiều tiền, bằng nhiều cách khác nhau. Có một thực tế khá phổ biến chung quanh cái ghế công quyền: Khi chỉ mới phong thanh có tin ai đó chuẩn bị rời ghế để về hưu, thì cái ghế ấy đã không còn hoàn toàn là của anh ta nữa rồi! Không chỉ người kế nhiệm anh nghĩ thế, mà có khá nhiều người trong cũng như ngoài cơ quan, nghĩ thế! Quả là một thực tế đáng buồn về "nhân tình thế thái" của thời buổi kinh tế thị trường đầy đua tranh và cám dỗ này! Cái đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" hình như đã lỗi thời! Đấy là chưa kể đến những chuyện diến ra đằng sau... bóng của những cái ghế quyền lực. Tại đấy, đôi khi ngập ngụa mùi phấn son cùng rất nhiều mùi tởm lợm khác: nịnh hót, xúc xiểm, lường gạt, phản trắc... Lại có chuyện ngược lại: có những cái ghế, đáng ra không nên ngồi nữa, thậm chí không được phép ngồi nữa mà vẫn có người vẫn cố ý... ngồi, bằng rất nhiều cách, từ chữa giảm tuổi đến chạy vạy nơi này, nơi kia để được ngồi thêm, dù chỉ là mấy tháng! Không chỉ ngồi ì, ngồi lì còn sẵn sàng trơ trén, ban phát những "lời vàng, ý ngọc", bất chấp sự thờ ơ lạnh nhạt của cử tọa! Lại có loại người đã thực sự rời bỏ ghế rồi, mà cứ như người bị bệnh "mộng du": vẫn tìm mọi cách ngồi vào cái ghế thời đương chức! Họ thực sự quên mình vốn là "dân thường", đã trở về làm "thường dân" rồi! Hãy ngồi đúng chỗ! Xưa có câu: "y phục xứng kỳ đức", nay cũng nên thêm: "ghế xứng kỳ tài"! Quả rằng, khi nói cái ghế ở công sở cũng là "công sản quốc gia" thì có vẻ "chấp nhặt quá". Cho nên gần đây, thiên hạ chỉ nói nhiều đến những là "biệt thự công", "xe ô tô công"... Nhưng xin thưa rằng, cái ghế là vật dụng nhỏ nhoi còn tham, còn khó rời bỏ, thì nói làm chi đến cái lớn?! Bé, muốn ngồi vững phải tập ngồi. Còn người lớn thì sao? Lâu nay chúng ta hay nói đến từ "công bộc", cán bộ là "công bộc của dân". Nhưng cứ ngồi lên cái "ghế công bộc" là nhiều người quên ngay! Hàng ngày ăn lương dân, ở nhà dân, đi xe dân... mà cứ nghĩ mình đang ở trên dân, cứ tưởng mình thuộc một tầng lớp khác, được "Trời" cho cái quyền... ban phát ân huệ với dân! Cho nên, không chỉ bé mới phải học ngồi, mà người lớn, muốn thực sự làm công bộc của dân, cũng phải học... ngồi! Nhà nước cần phải nhanh chóng tổ chức những lớp học như thế! Cái lẽ thứ hai khiến người lớn cũng phải học ngồi, ấy là "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" - cha ông ta đã dạy thế. "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), không phải là kiểu ngồi của người có học! Nhưng bây giờ ít người muốn học ngồi lắm! Không muốn vì lẽ, dưới "cái nhìn lợi nhuận", thì "cái ăn", "cái ngồi" thuộc phạm trù... "thời cơ". Cứ dềnh dang hết "trông nồi" lại "trông hướng" thì còn đâu là cơ hội?! "Ăn trên ngồi trốc" mới thực sự là điều cần phải phấn đấu của những kẻ cơ hội!
ST